
Theo Bác sỹ Phan Văn Mạnh - Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch, chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp, do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 70% là ở trẻ dưới 15 tuổi và chưa tiêm vaccine.
Bệnh tuy có tỷ lệ tử vong cao nhưng đã có vaccine phòng ngừa nên theo các chuyên gia y tế, người dân không nên hoang mang khi có ca bệnh xuất hiện.
Tại Việt Nam, nhờ có chiến lược tiêm chủng vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) trong chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1981 mà tỷ lệ nhiễm bạch hầu đã giảm mạnh vào những năm 2010. Tuy vậy, từ năm 2013, các đợt bùng phát dịch lẻ tẻ đã xảy ra, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và gần đây là các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên...
Tác nhân gây bệnh
Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. C. diphtheriae là trực khuẩn hình que hơi phình một đầu hình chùy, Gram dương, hiếu khí, không sinh nha bào, không có vỏ, không di động. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu bằng ngoại độc tố (exotoxin) dẫn đến phù nề, sau đó hoại tử và loét niêm mạc, tạo ra các giả mạc bám chặt vào niêm mạc.
Trực khuẩn bạch hầu nhuộm bằng kỹ thuật xanh methylene (nguồn: CDC)
Cách thức lây nhiễm
Nguồn gây bệnh bạch hầu là các bệnh nhân nhiễm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện bệnh. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.
Biểu hiện của bệnh
Thể bệnh hay gặp nhất của bệnh bạch hầu là ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí phế quản), trong đó 70% là Bạch hầu họng. Ngoài ra, các vị trí khác có thể nhiễm bệnh như bạch hầu da, bạch hầu mắt… Với thể bạch hầu họng, sau thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng như sốt nhẹ 37,5-38 độ, đau họng, khó chịu, sổ mũi có thể lẫn máu; khám họng có thể thấy họng hơi đỏ, amydan có điểm trắng mờ; sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.
Sau khoảng 3 ngày, bệnh bước vào giai đoạn toàn phát với các triệu chứng điển hình nhất: sốt tăng 38-38,5 độ, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ; khám họng thấy giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên amydan, có thể lan trùm cả lưỡi gà và màn hầu; hạch vùng cổ sưng đau, phù nề, khi có dấu hiệu cổ bạnh (bull neck) là dấu hiệu nặng. Giả mạc lan rộng có thể gây thở rít, tắc nghẽn đường thở và suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, giả mạc hết nhanh (1-3 ngày), bệnh nhân hết sốt và hồi phục dần sau 2-3 tuần. Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gọi là bạch hầu ác tính, nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp nhất là biến chứng tim (thường là viêm cơ tim và rối loạn dẫn truyền trong tim) và thần kinh (gây liệt). Ngoài ra có thể gặp biến chứng trên thận, gan, tuyến thượng thận…
Điều trị
Bệnh bạch hầu cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây biến chứng và dẫn đến tử vong. Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu” theo quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10/07/2020. Liệu pháp điều trị chính của bệnh bạch hầu là huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD), cần được sử dụng càng sớm càng tốt để trung hòa độc tố bạch hầu còn lưu hành trong máu (hiệu quả nhất là trong vòng 48 giờ đầu). Bên cạnh đó, kháng sinh (thường là Penicillin và Erythromycin) cũng được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển và sinh độc tố của vi khuẩn và làm giảm sự lây nhiễm bệnh.
Các biện pháp điều trị phối hợp khác cũng được sử dụng như corticosteroid, quản lý đường thở, quản lý tim mạch và chế độ dinh dưỡng.
Phòng bệnh
Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly, theo dõi, chẩn đoán và điều trị. Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải được tẩy uế và sát khuẩn. Thực hiện rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Người tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu cần được sử dụng kháng sinh dự phòng.
Vaccine bạch hầu có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể tránh nhiễm bệnh và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể dân số nói chung. Do đó, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vaccine (bạch hầu - ho gà - uốn ván, DPT) theo chương trình tiêm chủng. Người lớn nên tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tại Việt Nam, tất cả trẻ em đều cần được tiêm phòng vaccine bạch hầu ở trong dạng phối hợp với các vaccine khác bao gồm 3 mũi cơ bản, cách nhau ít nhất 1 tháng khi trẻ được 2-3-4 tháng tuổi và tiêm nhắc mũi thứ 4 lúc trẻ 18- 24 tháng tuổi.
Đối với trẻ lớn, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai, sau đó có thể nhắc mỗi 10 năm/ lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài.
Người chưa từng tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm 3 liều: Lần 1: bất kỳ lúc nào. Lần 2: cách lần 1 tối thiểu 1 tháng. Lần 3: cách lần 2 tối thiểu 5 tháng. Có thể tái chủng mỗi 10 năm.
(Theo Báo Sức khoẻ và Đời sống)
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân chủ động bảo vệ sức khỏe khi tham gia hoạt động đông người trong thời tiết nắng nóng để tránh say nắng, kiệt sức.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Chợ Rẫy ghép tạng xuyên đêm dịp lễ 30/4-1/5, mang lại sự sống cho 6 người bệnh nhờ nguồn hiến quý giá từ một bệnh nhân chết não.
bangdatally.xyz - Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu điều trị tốt nhất cho cháu bé bị công nông cán qua người và chỉ đạo làm rõ phản ánh về tiếp nhận cấp cứu tại BVĐK Nam Định.
bangdatally.xyz - Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 với thông điệp "Găng tay không thay được vệ sinh tay" kêu gọi nhân viên y tế tuân thủ 5 thời điểm vệ sinh tay để bảo vệ người bệnh.
bangdatally.xyz - Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca nghi tử vong do bệnh dại đầu tiên năm 2025. Bệnh nhân từng bị chó cắn hai lần nhưng không tiêm phòng vaccine sau phơi nhiễm.
bangdatally.xyz - Trong 5 ngày nghỉ lễ, gần 1 triệu lượt khám, cấp cứu được ghi nhận; hiện, 251.000 người vẫn đang điều trị tại viện.
bangdatally.xyz - Trở về từ Nhật Bản để giữ con, sản phụ H. vượt qua hành trình thai kỳ đầy rủi ro do hội chứng truyền máu song thai, mẹ tròn con vuông sau ca phẫu thuật khó quên.
bangdatally.xyz - Từ ngày 5-9/5, Cao Bằng triển khai khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho trẻ khuyết tật tại 10 điểm y tế trong tỉnh, hỗ trợ toàn bộ chi phí cho ca đủ điều kiện.
bangdatally.xyz - Ba trường hợp nuốt dị vật tiêu hóa được xử trí thành công tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai trong kỳ nghỉ lễ, gồm cả người già, người lớn và trẻ nhỏ.
bangdatally.xyz - Chỉ trong 24 giờ ngày 3/5, các cơ sở y tế tiếp nhận hơn 128.000 lượt khám, cấp cứu. Tai nạn giao thông tiếp tục chiếm tỷ lệ cao với 22 ca tử vong hoặc nguy kịch.
bangdatally.xyz - Một nghiên cứu năm 2025 trên 45.000 người cho thấy, những người uống cà phê (trung bình 1,7 cốc mỗi ngày) có lượng mỡ nội tạng thấp hơn đáng kể so với người không uống.
bangdatally.xyz - Trong khi nhiều người theo đuổi quy trình rửa mặt, chăm sóc da rất kỹ lưỡng hàng ngày thì cũng có trào lưu bỏ qua tất cả các công đoạn tác động đến da mặt.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thời gian gần đây ghi nhận liên tiếp các ca suy gan nặng trên nền viêm gan B mạn tính.
bangdatally.xyz - Liên quan đến phản ánh về việc phải đóng đủ tiền mới cấp cứu cho trẻ bị nạn tại Nam Định, Bộ Y tế yêu cầu rà soát quy trình tiếp nhận, xử trí, nếu sai phạm xử lý nghiêm.
bangdatally.xyz - Nguồn nước bị ô nhiễm có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.