
Theo các chuyên gia, nếu không có bất kỳ can thiệp nào nhằm ngăn chặn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con từ 30-40%. Tuy nhiên, nếu được can thiệp kịp thời và toàn diện, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể giảm xuống dưới 5% thậm chí dưới 2%. Do đó, nhiều năm qua, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2019 đến 2023, ngành y tế tỉnh đã điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV cho 80 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Kết quả có tới 97,5% trẻ được can thiệp dự phòng đều có kết quả âm tính với HIV.
Các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhằm tiếp cận với phụ nữ mang thai sớm nhất để có thể khắc phục tình trạng xét nghiệm HIV muộn và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng ARV muộn ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV.
Bằng nguồn ngân sách địa phương, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV miễn phí trong quá trình quản lý thai nghén tại tuyến y tế cơ sở, phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ngay tại các cơ sở y tế, hỗ trợ thuốc ARV điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh, thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được cấp hoàn toàn miễn phí tại 2 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con gồm: Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên và Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV sẽ được chăm sóc, điều trị, chuyển gửi, cung cấp dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và được điều trị bằng thuốc dự phòng ngay khi phát hiện nhiễm HIV.
BSCKI. Nguyễn Thị Vinh - Trưởng Khoa Phòng, chống HIV/AIDS Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết: Để công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, thời gian qua, ngành y tế tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, triển khai thực hiện hiệu quả Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (từ ngày 1 - 30/6) hằng năm nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con...
Đặc biệt, chú ý đẩy mạnh công tác dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Đây là giai đoạn đầu tiên để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho những người mẹ trong tương lai gần thông qua việc nâng cao hiểu biết về HIV/AIDS, các đường lây truyền và cách phòng tránh. Đồng thời, chủ động phòng tránh thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV.
Đối với nhóm đối tượng phụ nữ đã được chẩn đoán là nhiễm HIV, ngành y tế sẽ cung cấp các biện pháp tránh thai phù hợp với các yếu tố như độ tuổi, số con đã có, tuổi của người con gần nhất để tránh mang thai ngoài ý muốn và nhằm chủ động được thời điểm mang thai khi cơ thể người mẹ có sức đề kháng và điều kiện chăm sóc tốt nhất, lúc này người mẹ mới mang thai nhằm giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho con trong giai đoạn mang thai. Thời điểm có thai tốt nhất của phụ nữ nhiễm HIV là khi họ có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện (dưới 200 bản sao/mml máu).
Bên cạnh đó, thực hiện các can thiệp cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Đây là giai đoạn chăm sóc và điều trị trong thai kỳ. Lúc này, sẽ đảm bảo phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV sớm nhất với phác đồ tối ưu. Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng điều trị ngay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV mà không phụ thuộc vào tuổi thai. Giai đoạn này cần cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho mẹ và con sau sinh tùy thuộc vào điều kiện của từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, ngành Y tế sẽ cung cấp các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV cũng như con của họ sau sinh. Tiếp tục điều trị ARV cho mẹ theo phác đồ và điều trị dự phòng cho con bằng thuốc ARV liên tục trong 6 tuần tuổi đầu tiên.
"Để sinh ra những đứa con không bị nhiễm HIV, người mẹ nhiễm HIV phải được điều trị ARV và tuân thủ điều trị tốt; cần theo dõi thai kỳ, tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm và điều trị dự phòng ngay cho trẻ từ lúc lọt lòng. Các biện pháp can thiệp trong chương trình dự phòng lây truyền từ mẹ sang con mang lại hiệu quả nhưng nếu muốn sinh con, người nhiễm HIV cần có tư vấn của bác sĩ để được cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức cho một thai kỳ khỏe mạnh, cần được theo dõi, điều trị đầy đủ", bác sĩ Vinh nhấn mạnh.
Từ 1/6 - 30/6/2024, Bộ Y tế đã lựa chọn triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024 với chủ đề "Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030".
Để hướng tới mục tiêu này, hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cần tiếp tục triển khai rộng khắp, đúng quy trình, tăng cường khả năng tiếp cận cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trên cơ sở giảm dần và tiến đến xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS, hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.
Vì sức khỏe và tương lai của con em mình, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai hãy chủ động đi khám, xét nghiệm HIV. Nếu phát hiện bệnh, được điều trị theo phác đồ sớm và tuân thủ điều trị, bệnh nhân có thể bảo đảm hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân chủ động bảo vệ sức khỏe khi tham gia hoạt động đông người trong thời tiết nắng nóng để tránh say nắng, kiệt sức.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Chợ Rẫy ghép tạng xuyên đêm dịp lễ 30/4-1/5, mang lại sự sống cho 6 người bệnh nhờ nguồn hiến quý giá từ một bệnh nhân chết não.
bangdatally.xyz - Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu điều trị tốt nhất cho cháu bé bị công nông cán qua người và chỉ đạo làm rõ phản ánh về tiếp nhận cấp cứu tại BVĐK Nam Định.
bangdatally.xyz - Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 với thông điệp "Găng tay không thay được vệ sinh tay" kêu gọi nhân viên y tế tuân thủ 5 thời điểm vệ sinh tay để bảo vệ người bệnh.
bangdatally.xyz - Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca nghi tử vong do bệnh dại đầu tiên năm 2025. Bệnh nhân từng bị chó cắn hai lần nhưng không tiêm phòng vaccine sau phơi nhiễm.
bangdatally.xyz - Trong 5 ngày nghỉ lễ, gần 1 triệu lượt khám, cấp cứu được ghi nhận; hiện, 251.000 người vẫn đang điều trị tại viện.
bangdatally.xyz - Trở về từ Nhật Bản để giữ con, sản phụ H. vượt qua hành trình thai kỳ đầy rủi ro do hội chứng truyền máu song thai, mẹ tròn con vuông sau ca phẫu thuật khó quên.
bangdatally.xyz - Từ ngày 5-9/5, Cao Bằng triển khai khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho trẻ khuyết tật tại 10 điểm y tế trong tỉnh, hỗ trợ toàn bộ chi phí cho ca đủ điều kiện.
bangdatally.xyz - Ba trường hợp nuốt dị vật tiêu hóa được xử trí thành công tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai trong kỳ nghỉ lễ, gồm cả người già, người lớn và trẻ nhỏ.
bangdatally.xyz - Chỉ trong 24 giờ ngày 3/5, các cơ sở y tế tiếp nhận hơn 128.000 lượt khám, cấp cứu. Tai nạn giao thông tiếp tục chiếm tỷ lệ cao với 22 ca tử vong hoặc nguy kịch.
bangdatally.xyz - Một nghiên cứu năm 2025 trên 45.000 người cho thấy, những người uống cà phê (trung bình 1,7 cốc mỗi ngày) có lượng mỡ nội tạng thấp hơn đáng kể so với người không uống.
bangdatally.xyz - Trong khi nhiều người theo đuổi quy trình rửa mặt, chăm sóc da rất kỹ lưỡng hàng ngày thì cũng có trào lưu bỏ qua tất cả các công đoạn tác động đến da mặt.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thời gian gần đây ghi nhận liên tiếp các ca suy gan nặng trên nền viêm gan B mạn tính.
bangdatally.xyz - Liên quan đến phản ánh về việc phải đóng đủ tiền mới cấp cứu cho trẻ bị nạn tại Nam Định, Bộ Y tế yêu cầu rà soát quy trình tiếp nhận, xử trí, nếu sai phạm xử lý nghiêm.
bangdatally.xyz - Nguồn nước bị ô nhiễm có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.