Theo báo cáo từ Bộ Y tế, từ ngày 14/12/2024 đến ngày 17/02/2025, Việt Nam đã ghi nhận 16.607 ca, trong đó có một ca tử vong do sốt xuất huyết Dengue. Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đánh giá sốt xuất huyết Dengue là một trong các thách thức lớn đối với ngành y tế Việt Nam năm 2025.
Những năm gần đây, sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, thuộc tốp những nước có số ca mắc cao, phạm vi dịch lan rộng hơn trước. Trên thế giới, trong năm 2024, sốt xuất huyết Dengue là một vấn đề nóng với kỷ lục mới khi số ca mắc được ghi nhận cao gần gấp đôi năm trước đó. Trong đó, chỉ riêng Brazil đã hơn 10 triệu ca mắc được ghi nhận. Bước sang năm 2025, tính đến ngày 15/2, Philippines đã hơn 43.000 ca, cao hơn 56% so với đỉnh dịch thông thường vào tháng 6, Lào cũng phát cảnh báo nguy cơ bùng phát sớm ngay từ đầu năm.
Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời, nếu tái nhiễm lần hai sẽ rất nguy hiểm vì tình trạng bệnh thường nặng hơn lần đầu. Người bệnh có thể có những diễn tiến khó tiên lượng, với nguy cơ trở nặng cao hơn. Vì vậy, ngay cả người từng mắc sốt xuất huyết Dengue cũng không thể chủ quan trước căn bệnh này.
Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam
Miền Nam: Nhiều năm liền là tâm dịch của cả nước
Theo đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024, khu vực phía Nam chiếm 41% trong tổng số 141.000 ca mắc được ghi nhận trên toàn quốc. Nhiều năm liền, Miền Nam là điểm nóng sốt xuất huyết Dengue của cả nước. Trước đây, tại Đồng bằng sông Cửu Long, dịch chủ yếu bùng phát vào mùa mưa, nay đã lan rộng và gia tăng ngay cả trong mùa khô.
Đáng lo ngại, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tính đến tuần 7 năm 2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 3.431 ca mắc sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận, tăng 125,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra nguy cơ bùng dịch trong năm 2025. Hạn hán, xâm nhập mặn khiến nước ngọt khan hiếm, buộc người dân phải tích trữ nước, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi. Mưa trái mùa bất thường cũng góp phần làm tăng mật độ muỗi truyền bệnh.
Miền Trung: Dịch bệnh lan rộng từ duyên hải đến Tây Nguyên
Trong những năm gần đây, dịch bệnh đang có xu hướng dịch chuyển ra miền Trung và Tây Nguyên. Nhiều năm liền, số ca mắc tại khu vực này gia tăng đáng kể, không chỉ ở các tỉnh duyên hải mà còn lan đến các vùng cao nguyên.
Mưa bão trái mùa, lũ lụt kéo dài ngay trong mùa khô là nguyên nhân chính khiến sốt xuất huyết Dengue gia tăng tại miền Trung. Như tình trạng ngập lụt ở Tây Hòa, Phú Yên tháng 2/2025, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi khiến dịch bệnh bùng phát. Ngay cả những khu vực mát mẻ như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông – vốn ít bị ảnh hưởng – trong năm 2024 cũng trở thành điểm nóng mới về sốt xuất huyết Dengue.
Miền Bắc: Không còn là vùng an toàn trước sốt xuất huyết Dengue
Trước đây, miền Bắc ít chịu ảnh hưởng của sốt xuất huyết, nhưng biến đổi khí hậu khiến mùa đông ngắn, mùa hè kéo dài hơn và nhiệt độ tăng cao đã tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sôi. Đồng thời, đô thị hóa nhanh, dân cư đông đúc, giao thương phát triển cũng thúc đẩy dịch bệnh lây lan.
Năm 2023, Hà Nội ghi nhận kỷ lục 36.795 ca mắc, cao gấp đôi Thành phố Hồ Chí Minh. Đáng lo ngại, dù đang trong đợt rét đầu năm 2025, Hà Nội vẫn ghi nhận 137 ca. Đặc biệt, sốt xuất huyết Dengue đã lan đến các tỉnh miền núi - nơi mà nhiều năm trước đây chưa ghi nhận ca bệnh nào. Những năm gần đây, giao thương,đô thị hóa khiến 11 tỉnh vùng núi phía Bắc bắt đầu ghi nhận các vụ dịch sốt xuất huyết Dengue tại Sơn La, Tuyên Quang, Phú Thọ, trong đó Lào Cai phát hiện ca bệnh tại địa phương đầu tiên vào năm 2023 và có thêm 4 ca trong năm 2024.
Từ bệnh theo mùa mang tính cục bộ thành gánh nặng y tế
Theo nghiên cứu trên hệ thống PubMed (Mỹ) - cơ sở dữ liệu miễn phí cung cấp tài liệu khoa học đời sống và y sinh, trong số các người bệnh nhập viện do sốt xuất huyết Dengue, có 3,3 – 4,8% ca trở nặng có nguy cơ bị suy thận cấp (trong đó 14,1% phải chạy thận nhân tạo). Những trường hợp này còn có thể tiến triển thành suy thận mạn tính. Như trường hợp bé trai 11 tuổi ở Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) với bệnh nền béo phì, bệnh nhi đã nhập viện trong tình trạng bị sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp nặng, rối loạn đông máu, phải lọc máu liên tục vào đầu tháng 3/2025.
Dịch bệnh cũng gây quá tải lên hệ thống y tế. Nhiều bệnh viện tuyến dưới không đủ năng lực điều trị ca nặng, buộc phải chuyển tuyến, tạo gánh nặng lên các bệnh viện (BV) lớn như BV Nhi đồng 1, BV Nhi Đồng 2, BV Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, BV Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, BV Xanh Pôn…
Ngoài ra, sốt xuất huyết Dengue còn gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội. Chi phí điều trị cho những ca biến chứng nặng rất cao, có thể lên đến hàng trăm triệu. Người mắc sốt xuất huyết Dengue cần 1-2 tuần để bình phục, hoặc lâu hơn nếu có biến chứng nặng phải nhập viện. Trong thời gian này, người bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể chịu những cơn đau, sốt và mệt mỏi, cần được chăm sóc tích cực. Khi đó, không chỉ chính người bệnh mất khả năng lao động mà người thân cũng bị ảnh hưởng về công việc và thu nhập do phải chăm sóc người bệnh.
Hiện Việt Nam có phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue được quốc tế đánh giá cao, nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp do nhiều yếu tố, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Việc đưa vắc-xin sốt xuất huyết vào sử dụng tại Việt Nam được kỳ vọng giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch, hạn chế ca nặng,giảm áp lực lên hệ thống y tế. Tuy nhiên, kiểm soát dịch không chỉ dừng ở giám sát dịch tễ, kiểm soát véc-tơ hay nâng cao năng lực điều trị, mà còn cần sự chủ động từ mỗi cá nhân - đừng để "chuyện muỗi" trở thành vấn đề nghiêm trọng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen chứa chất cấm Sibutramine, có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam bị tổn thương não do thói quen ăn gỏi cá, tiết canh, thịt tái.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa tiếp nhận bé trai 9 tuổi nhập viện với vết thương phức tạp vùng cổ trái, kích thước 2x2cm, bờ nham nhở.
bangdatally.xyz - Hà Nội triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc năm 2025, siết chặt quản lý nguồn gốc, lưu thông, sử dụng thuốc, đảm bảo an toàn cho người dân.
bangdatally.xyz - Sở Y tế Hà Tĩnh đã thiết lập đường dây nóng 0965.341.616 để tiếp nhận các thông tin liên quan đến thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.
bangdatally.xyz - Nhờ được can thiệp đặt stent kịp thời, nam bệnh nhân 70 tuổi bị tắc động mạch chậu đã được cứu khỏi nguy cơ cắt cụt chi, phục hồi tuần hoàn chi dưới.
bangdatally.xyz - Bệnh nhi 12 tuổi, bị tai nạn giao thông, được đưa vào viện trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn kèm theo vết sưng nề vùng trán, xây xước da ở tay chân.
bangdatally.xyz - Thiếu sắt không chỉ gây thiếu máu, mà ảnh hưởng đến não bộ và việc học tập của trẻ về sau. Vì thế, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra cảnh báo quan trọng về hậu quả này.
bangdatally.xyz - Một bé trai 5 tuổi, quốc tịch Campuchia, vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh cứu sống sau tai nạn nghiêm trọng do súng đồ chơi.
bangdatally.xyz - Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng, mỗi người khi tham gia lễ hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
bangdatally.xyz - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh huy động 20 xe cấp cứu hai bánh, 64 xe cứu thương và 146 điểm sơ cứu, sẵn sàng ứng trực phục vụ lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
bangdatally.xyz - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp trẻ mắc sởi có biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, ho nhiều.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần qua (18 - 25/4).
bangdatally.xyz - Khoa Hồi sức Nội - Chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nam, 78 tuổi, nguy kịch do dị vật đường thở.
bangdatally.xyz - Ba sản phụ gặp biến chứng nặng như sốc mất máu, tắc mạch ối, rau cài răng lược đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nỗ lực cứu sống kỳ diệu.