Sốc phản vệ sau khi bị culi cắn

Văn Sỹ, icon
08:27 ngày 16/04/2025

bangdatally.xyz - Nam bệnh nhân 39 tuổi (Hà Giang), được đưa vào cấp cứu sau khi bị culi cắn giờ thứ 2.

Con Culi có tuyến nọc độc ở mặt trong hai khuỷu chân phía trước.

Bệnh nhân vào Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang trong tình trạng lơ mơ, kích thích vật vã, mạch nhanh nhỏ, huyết áp không đo được, tím môi ngọn chi, vằn da hổ rải rác toàn thân, thanh quản co thắt nhiều, độ bão hòa oxy 40 - 50%.

Bệnh nhân được chuẩn đoán xác định sốc phản vệ độ IV. Các bác sĩ đã xử trí cấp cứu thở máy hỗ trợ, thuốc nâng huyết áp, chống dị ứng (theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của Bộ Y tế).

Sau 3 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhân dần ổn định và được ra viện, không để lại biến chứng. Đây là một ca rất hiếm gặp do động vật hiếm cắn, tên gọi là khỉ culi hay khỉ gió.

Hiện nay, nhiều người chưa biết rằng loài culi có thể gây nguy hiểm do vết cắn của chúng có độc. Để bảo vệ bản thân và gia đình, hãy lưu ý các biện pháp phòng tránh sau:

- Không tiếp xúc hoặc bắt giữ culi.

- Tránh chọc phá hoặc kích động culi.

- Cẩn thận khi đi rừng hoặc vùng có culi sinh sống.

Trường hợp bị culi cắn, cần rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng ngay lập tức. Không hút hoặc nặn vết thương, tránh làm lan rộng độc tố.

Sơ cứu bằng dung dịch sát trùng ( Povidone-iodine, cồn y tế). Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay để được theo dõi và điều trị.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục