
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Trước diễn biến đó, Bộ Y tế Việt Nam đang theo dõi sát tình hình, đồng thời khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.
Theo cập nhật từ Bộ Y tế, trong vòng 28 ngày tính đến 27/4/2025, thế giới ghi nhận hơn 25.000 ca nhiễm COVID-19 – giảm gần 57% so với chu kỳ trước. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn có số ca mắc cao như Brazil (trên 7.000 ca), Anh (trên 5.000 ca).
Thái Lan ghi nhận hơn 53.000 ca mắc từ đầu năm, trong đó riêng Bangkok có hơn 16.700 ca. Đặc biệt, tuần từ 27/4 đến 3/5 ghi nhận hơn 14.000 ca mới. Biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron được cho là nguyên nhân chính dẫn tới đợt tăng này, mặc dù đa phần các ca bệnh đều có triệu chứng nhẹ và chưa có dấu hiệu gây biến chứng nghiêm trọng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác nhận XBB.1.16 có tốc độ lây lan nhanh, song chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn, và hiện chưa phát đi cảnh báo toàn cầu mới.
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay đã ghi nhận 148 ca mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố – không có trường hợp tử vong. Các địa phương có số ca cao gồm TP Hồ Chí Minh (34 ca), Hải Phòng (21), Hà Nội (19), Bắc Ninh (14)… Trung bình trong 3 tuần gần đây, mỗi tuần ghi nhận khoảng 20 ca, cho thấy xu hướng tăng nhẹ nhưng chưa có ổ dịch lớn.
Dù dịch đang có dấu hiệu tăng trở lại tại một số quốc gia, Bộ Y tế khẳng định tình hình tại Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát. Sự gia tăng nhẹ sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là điều đã được dự báo do nhu cầu đi lại và tụ tập đông người. Tuy nhiên, với đặc điểm lưu hành hiện nay của COVID-19, phần lớn ca bệnh đều nhẹ và không cần nhập viện.
- Đeo khẩu trang tại nơi công cộng, phương tiện giao thông và cơ sở y tế.
- Hạn chế tụ tập nếu không cần thiết.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Tăng cường vận động, ăn uống hợp lý để nâng cao thể trạng.
- Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở, cần đi khám sớm để được xử lý kịp thời.
- Người trở về từ vùng có dịch cần theo dõi sức khỏe, tự cách ly nếu cần thiết.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO để theo dõi diễn biến toàn cầu và có phản ứng kịp thời, linh hoạt, không để COVID-19 ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Những biến thể nguy hiểm nhất của virus SARS-CoV-2 (gây bệnh COVID-19) đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp loại là "biến thể đáng lo ngại" (Variants of Concern – VOC), vì có khả năng lây lan mạnh hơn, gây bệnh nặng hơn hoặc giảm hiệu quả vắc xin:
Xuất hiện: Anh (9/2020)
Đặc điểm: Lây lan nhanh hơn 40–80% so với chủng gốc
Giai đoạn chiếm ưu thế: Đầu năm 2021
Xuất hiện: Nam Phi (5/2020)
Đặc điểm: Lây mạnh, có khả năng né tránh miễn dịch tự nhiên và một phần vắc xin
Ảnh hưởng: Làm giảm hiệu lực một số loại vắc xin
Xuất hiện: Brazil (11/2020)
Đặc điểm: Khả năng tái nhiễm cao, giảm hiệu quả vắc xin
Gây áp lực lớn lên hệ thống y tế Nam Mỹ
Xuất hiện: Ấn Độ (10/2020)
Đặc điểm: Lây lan cực nhanh, gây bệnh nặng hơn
Giai đoạn chiếm ưu thế: Giữa – cuối năm 2021
Gây ra các làn sóng tử vong nghiêm trọng toàn cầu
Xuất hiện: Nam Phi (11/2021)
Đặc điểm: Lây lan cực nhanh, né tránh miễn dịch mạnh, nhưng triệu chứng thường nhẹ hơn
Biến thể phụ đáng chú ý:
BA.1, BA.2, BA.5: từng gây bùng phát toàn cầu năm 2022
XBB, XBB.1.5, XBB.1.16: lan mạnh từ 2023–2025
JN.1: một trong những biến thể phổ biến cuối năm 2023
Tính đến giữa năm 2025, các biến thể của Omicron vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt là nhóm XBB. Mặc dù lây lan nhanh nhưng phần lớn các ca bệnh nhẹ, chưa có biến thể nào gây cảnh báo nghiêm trọng mới từ WHO.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Nguy cơ lây lan tăng cao trong môi trường đông đúc, kín gió như trường học, ký túc xá, nhà trẻ, doanh trại hoặc gia đình có người mắc bệnh.
bangdatally.xyz - Tuần 19/2025, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 256 ca sốt xuất huyết, 652 ca tay chân miệng và 92 ca sởi. Bệnh sởi có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, cần cảnh giác.
bangdatally.xyz - Một bé trai tại Lạng Sơn nhập viện trong tình trạng nguy kịch nghi do mắc bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng không tiêm vaccine phòng ngừa.
bangdatally.xyz - Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận, xử trí nhiều ca bệnh đáng tiếc, nguy kịch do điều trị tại cơ sở thiếu bảo đảm an toàn.
bangdatally.xyz - Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 40 ca COVID-19 điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn từ trung tuần tháng 4 đến nay.
bangdatally.xyz - Giữa đô thị chật chội, một bệnh viện dành gần 40% diện tích cho mảng xanh, kết hợp khám chữa bệnh chất lượng và vận hành thân thiện với môi trường.
bangdatally.xyz - Chương trình là một phần trong chuỗi hoạt động chăm sóc và phòng chống các bệnh về răng miệng cho trẻ em trên địa bàn thành phố.
bangdatally.xyz - Đây là trường hợp suy gan cấp điển hình, tế bào gan bị hủy hoại dẫn đến men gan tăng rất cao...
bangdatally.xyz - Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng, với số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4 cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.
bangdatally.xyz - Quan niệm thông thường, muốn giảm cân, cần giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Vậy thói quen ăn vặt có khiến nỗ lực thay đổi trọng lượng cơ thể thất bại?
bangdatally.xyz - Việc nuôi thú cưng như chó, mèo ngày càng phổ biến, mang lại niềm vui và sự gắn bó cho nhiều gia đình.
bangdatally.xyz - Mất ngủ, tiểu đêm, đổ mồ hôi khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường.
bangdatally.xyz - Bé gái 10 tuổi béo phì bị sốc sốt xuất huyết nặng, suy hô hấp, rối loạn đông máu đã được cứu sống sau gần 12 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
bangdatally.xyz - Bé trai 2 tuổi ở Trảng Bom, Đồng Nai, bị chó nghi mắc bệnh dại cắn vào trán, phải khâu 11 mũi và tiêm vaccine ngừa dại.