Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường xuất hiện vào ban đêm

Ngọc Diệp (theo express uk), icon
01:20 ngày 15/05/2025

bangdatally.xyz - Mất ngủ, tiểu đêm, đổ mồ hôi khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường.

Nhiều người thường chỉ quan tâm đến các triệu chứng phổ biến như khát nước nhiều, sụt cân nhanh, hay mệt mỏi khi nói về bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe tại Dibetes UK cảnh báo rằng, rối loạn giấc ngủ, một dấu hiệu ít được chú ý, có thể là lời cảnh báo âm thầm về sự xuất hiện của bệnh lý này.

Một trong những dấu hiệu dễ bị bỏ qua nhất là việc thường xuyên thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải glucose ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Điều này không chỉ làm giấc ngủ bị gián đoạn mà còn có thể khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài vào ban ngày. Bên cạnh đó, cảm giác tê bì, nóng rát ở tay chân vào ban đêm, hậu quả của tổn thương dây thần kinh do đường huyết cao, cũng là một biểu hiện cần được lưu ý.

Đặc biệt, hiện tượng hạ đường huyết về đêm thường gây ra những cơn ác mộng, đổ mồ hôi lạnh, và những lần tỉnh giấc đột ngột. Đây là dấu hiệu cảnh báo cần thiết, bởi nếu không được kiểm soát kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm như ngất xỉu hoặc hôn mê. Ngoài ra, tình trạng ngáy to, ngưng thở khi ngủ cũng có mối liên hệ mật thiết với bệnh tiểu đường type 2. Rối loạn hô hấp khi ngủ không chỉ làm giấc ngủ kém chất lượng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều hòa insulin trong cơ thể.

Theo các nghiên cứu, thói quen ngủ không điều độ, ngủ quá ít (dưới 6 tiếng) hoặc quá nhiều (trên 9 tiếng mỗi ngày), đều liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Ngủ không đủ khiến cơ thể tăng sản sinh hormone gây căng thẳng như cortisol, làm giảm khả năng chuyển hóa glucose. Ngược lại, ngủ quá nhiều có thể là biểu hiện của sự rối loạn chuyển hóa tiềm ẩn. Ngoài ra, việc thức khuya, làm việc theo ca, hay lệch múi giờ sinh học đều khiến nhịp insulin bị xáo trộn, làm tăng nguy cơ kháng insulin, một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra tiểu đường type 2.

Để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ, các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì giờ ngủ – thức cố định hằng ngày, tránh sử dụng caffeine, rượu hoặc ăn quá muộn vào buổi tối. Tạo không gian ngủ yên tĩnh, hạn chế dùng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ, kết hợp tập luyện nhẹ nhàng vào ban ngày sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn và điều hòa đường huyết hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh số ca mắc tiểu đường ngày càng gia tăng ở người trẻ, việc lắng nghe cơ thể và nhận diện những thay đổi dù nhỏ nhất, như một giấc ngủ không trọn vẹn, có thể chính là bước đầu tiên để phòng bệnh hiệu quả. "Nếu gặp các triệu chứng như mất ngủ kéo dài, tiểu đêm, hoặc cảm thấy bất an vào ban đêm kèm theo mệt mỏi ban ngày, đừng ngần ngại đi kiểm tra đường huyết và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa", Dibetes UK khuyến cáo.

Trẻ có nguy cơ tự kỷ cao nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ Trẻ có nguy cơ tự kỷ cao nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ Sôcôla đen làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Sôcôla đen làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Cảnh báo của chuyên gia: Đi ngủ vào giờ này sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường Cảnh báo của chuyên gia: Đi ngủ vào giờ này sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục