Giun rồng tái xuất: Nhận diện sớm để tránh biến chứng

Tuấn Văn, icon
10:48 ngày 15/05/2025

bangdatally.xyz - Vết loét do giun chui ra rất dễ nhiễm trùng, gây viêm mô tế bào, hoại tử, thậm chí nhiễm trùng huyết nếu không được chăm sóc y tế sạch sẽ.

Hình ảnh “đường ray” tương ứng với giun tròn con trưởng thành bên trong vị trí tổn thương sau khi giun rồng chui khỏi cơ thể người bệnh. Ảnh: SKDS

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, đến nay đã phát hiện ca bệnh thứ 26 mắc giun rồng. Như vậy là loại giun này đang tái xuất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Theo cơ quan y tế, bệnh giun rồng (dracunculiasis) tuy hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm và gây tổn thương nặng nề cho người mắc nếu không được xử lý đúng cách. Khi giun trưởng thành bò dưới da và bắt đầu chui ra ngoài, người bệnh cảm thấy bỏng rát, đau nhức khủng khiếp tại vị trí giun thoát ra – thường là chân hoặc bàn chân. Vết loét do giun chui ra rất dễ nhiễm trùng, gây viêm mô tế bào, hoại tử, thậm chí nhiễm trùng huyết nếu không được chăm sóc y tế sạch sẽ. Bên cạnh đó, việc điều trị chủ yếu là kéo giun ra từng chút mỗi ngày, quá trình này có thể kéo dài vài tuần, gây suy nhược và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Nhiều người sau khi mắc bệnh bị hạn chế vận động do tổn thương mô mềm hoặc khớp, ảnh hưởng đến khả năng lao động và học tập.

Đáng lo ngại là giun rồng dễ lây lan nếu không kiểm soát nguồn nước: Chỉ cần một người mắc bệnh để chân có giun đang thoát ra vào nguồn nước, hàng trăm người khác có thể nhiễm ấu trùng nếu uống nước chưa lọc.

Làm thế nào nhận diện sớm việc cơ thể bị mắc giun rồng? từ đó có thể điều trị kịp thời để tránh biến chứng? VTV Sức khỏe tổng hợp khuyến cáo của các bác sĩ như sau:

Giun rồng tái xuất: Nhận diện sớm để tránh biến chứng   - Ảnh 1.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục