Nhượng quyền thương mại: Mô hình đang dần trở nên lỗi thời trong Esports?

Vương HãnCập nhật 00:40 ngày 07/05/2025

bangdatally.xyz - Nhượng quyền thương mại được thiết kế nhằm mang lại sự ổn định cho thể thao điện tử đang bộc lộ nhiều giới hạn khiến tương lai của nó bị đặt dấu hỏi lớn.

Nhượng quyền thương mại (franchise) từng được kỳ vọng là cầu nối giữa sự hỗn loạn phong trào và sự tăng trưởng bài bản, mô hình giải đấu nhượng quyền từng đưa esports tiến một bước dài với các suất thi đấu cố định, quan hệ hợp tác dài hạn và phương thức vận hành doanh nghiệp. Thế nhưng, những hạn chế của nó ngày càng khó che giấu.

Thực trạng sa sút của các mô hình nhượng quyền thương mại

League of Legends Championship Series (LCS) từng là niềm tự hào của cộng đồng esports phương Tây. Nhưng mọi chuyện đã đổi thay từ năm 2023. Chung kết mùa Hè chỉ thu hút hơn 223.000 lượt xem ở thời điểm cao trào, thấp nhất trong lịch sử giải.

Số lượt xem trung bình xuyên suốt mùa giải lao dốc, khiến Riot Games buộc phải cắt giảm số đội từ 10 xuống 8 ở mùa kế tiếp. Hai tổ chức nổi tiếng là Evil Geniuses và Golden Guardians đã rút lui.

Riot giải thích đây là bước điều chỉnh cần thiết phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. Tuy nhiên, bản chất vấn đề là mức độ quan tâm của người hâm mộ đã suy giảm nghiêm trọng, khiến một số đội không còn lý do để tiếp tục gắn bó.

Không chỉ LCS, các giải đấu khu vực khác cũng gặp tình huống tương tự, dẫn đến Riot phải đưa ra các quyết định thay đổi mang tính cách mạng ở mùa giải 2025 nhằm cứu vãn tình hình. Nổi bật nhất là gộp các khu vực nhỏ lại với nhau.

Ngoài Liên Minh Huyền Thoại, Overwatch cũng là tựa game bị ảnh hưởng nặng khi mô hình franchise thoái trào.

Ra mắt năm 2018 với mô hình thể thao điện tử truyền thống, Overwatch League được xây dựng với đội hình theo thành phố, nhà tài trợ lớn và phí tham gia lên tới hàng triệu USD. Nhưng đến năm 2023, khán giả rời bỏ dần và trận playoffs mùa giải chỉ còn chưa đầy 160.000 người xem.

Hậu trường càng ảm đạm hơn: Activision Blizzard đề nghị các đội nhận tiền đền bù để rút khỏi giải, và hầu hết đã chấp nhận. Đến cuối năm, lượng khán giả của giải giảm gần một nửa so với năm trước đó.

Nhiều người đổ lỗi cho việc chuyển phát sóng sang YouTube, gây khó khăn trong việc tiếp cận. Các đội cũng thất vọng vì lời hứa doanh thu không thành hiện thực. Không ít người gọi giai đoạn này là “Mùa đông của esports” và với Overwatch, nhiều người tin rằng trò chơi này gần như đã đi hết chu kỳ thịnh hành của nó.

Nhượng quyền thương mại: Mô hình đang dần trở nên lỗi thời trong Esports? - Ảnh 1.

Các giải đấu lớn vẫn thu hút được chú ý, nhưng các đội tuyển Esports lại càng ngày càng lỗ.

Vì sao mô hình nhượng quyền đang lụi tàn? 

Nguyên nhân đầu tiên là chi phí đầu vào cao, nhưng mang lại hiệu quả thấp. Các đội từng bỏ ra khoản lớn để mua suất thi đấu vĩnh viễn tại Call of Duty League, LCS hay Overwatch League. Tuy nhiên, doanh thu kỳ vọng không bao giờ thành hiện thực. Không có quyền truyền thông, không có mô hình kiếm tiền từ fan ổn định – hầu hết các đội đều lỗ.

“Franchise giúp nâng chuẩn tối thiểu của giải đấu, nhưng lại giới hạn tiềm năng phát triển tối đa,” – một người dùng Reddit chia sẻ.

Về lâu dài, sự giới hạn đó có thể khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại hoặc suy thoái – như đang thấy hiện nay.

Nguyên nhân khác là do thiếu tính cạnh tranh, không có cái mới. Mô hình nhượng quyền thương mại không có thăng/xuống hạng, khiến sự phát triển ổn định và bền vững bị ảnh hưởng. Những đội yếu vẫn tồn tại, nhưng ít có khả năng vươn lên.

Để thi đấu chuyên nghiệp, họ cần bỏ một số tiền lớn để mua lại suất thi đấu, từ đó rơi vào vấn đề như trên. Còn đối với khán giả, mô hình này dần trở nên cứng nhắc và nhàm chán, không có những cái tên và cá tính mới.

Nhượng quyền thương mại: Mô hình đang dần trở nên lỗi thời trong Esports? - Ảnh 2.

Mô hình nhượng quyền thương mại đang hạn chế sự phát triển của cộng đồng và các đội bán chuyên.

Những thay đổi đang được thử nghiệm

Nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn, ngành esports có thể chứng kiến thêm nhiều đội tuyển rút khỏi hệ thống nhượng quyền vốn đắt đỏ. Các giải đấu sẽ phải thu hẹp quy mô, tái cấu trúc hoặc trong một số trường hợp, có thể bị giải thể.

Hiện tại, ngành công nghiệp thể thao điện tử đang có những nỗ lực để khắc phục hậu quả và tìm ra hướng đi bền vững hơn. Riot Games, một trong những đơn vị tiên phong, đã bắt đầu thử nghiệm mô hình chia sẻ doanh thu từ các vật phẩm trong trò chơi cho các đội tuyển tham gia.

 Đây được xem là một cách tiếp cận mới mẻ, mang lại nguồn thu trực tiếp từ cộng đồng thay vì chỉ trông chờ vào tài trợ. Song song đó, một số giải đấu cũng đã bắt đầu áp dụng trần lương – một cơ chế vốn quen thuộc trong thể thao truyền thống nhằm kiểm soát chi phí và đảm bảo sự cân bằng giữa các đội. 

Các giải đấu bên thứ ba, vốn từng bị hạn chế trong giai đoạn đỉnh cao của mô hình nhượng quyền, cũng đang dần được đưa trở lại, như một phần trong chiến lược làm mới định dạng thi đấu. Tất cả những điều này cho thấy nỗ lực chung của cả ngành nhằm xây dựng một hệ sinh thái esports có thể vừa ổn định về lâu dài, vừa không làm thui chột tính cạnh tranh và đổi mới, những yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc của esports.

Nhượng quyền thương mại: Mô hình đang dần trở nên lỗi thời trong Esports? - Ảnh 3.

Nếu không thay đổi, esports có thể chết ỉu dù đang rất được cộng đồng quan tâm.

Từ góc độ tài chính, giải thưởng – một chỉ số quen thuộc để đánh giá sức khỏe của một bộ môn – đang phản ánh xu hướng sụt giảm đáng lo ngại trong các giải đấu nhượng quyền. Call of Duty League Championship năm 2023 chỉ còn 2,38 triệu USD tiền thưởng, thấp hơn đáng kể so với năm trước. Overwatch League cũng cắt giảm mạnh giải thưởng ở mùa giải cuối cùng. Ngay cả CKTG của Liên Minh Huyền Thoại – giải đấu có lượng người xem hàng đầu – cũng duy trì mức tiền thưởng khá ổn định trong khi chi phí tổ chức tăng. 

Ngược lại, một số giải đấu ngoài mô hình nhượng quyền lại ghi nhận sự tăng trưởng đột biến, điển hình là Riyadh Masters (Dota 2) với tổng tiền thưởng lên đến 15 triệu USD – gần gấp đôi phần thưởng của nhiều giải franchise lớn. Trong khi đó, VALORANT – dù vẫn có yếu tố nhượng quyền – lại áp dụng cách tiếp cận khác, khi Riot cho phép các đội kiếm tiền trực tiếp thông qua các gói vật phẩm cosmetic, nhờ đó có thể tăng tiền thưởng cho giải đấu mà vẫn đảm bảo đội tuyển được hưởng lợi xứng đáng từ cộng đồng người chơi.

Những biến động này cũng có thể mở ra cơ hội thay đổi tích cực. Nếu được nhìn nhận như một cuộc "tái lập trật tự", đây có thể là thời điểm để ngành esports trở lại với những giá trị gốc rễ: sự linh hoạt, cộng đồng và đổi mới. Những định dạng giải đấu mở, những sự kiện do cộng đồng tổ chức, hay việc cho phép các đội tuyển xây dựng thương hiệu của riêng mình thay vì bị bó buộc trong cấu trúc cứng nhắc – tất cả đều phù hợp hơn với tinh thần của esports.

Những nữ VĐV thành công nhất lịch sử Esports Những nữ VĐV thành công nhất lịch sử Esports

bangdatally.xyz - Esports từ lâu đã là sân chơi thống trị bởi nam giới, nhưng ngày càng nhiều nữ tuyển thủ xuất sắc đã ghi dấu ấn và phá vỡ định kiến.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

LCK thua lỗ gần 35 triệu USD trong 3 năm, tương lai nào cho giải đấu LMHT hàng đầu Hàn Quốc?

0 0 Xem thêm

bangdatally.xyz - Bất chấp sự phát triển nhanh chóng của thể thao điện tử, các giải đấu vẫn gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, trong đó có LCK - giải đấu được quan tâm bậc nhất trong LoL.

Tổng hợp: Vòng chung kết EURO 2016
1 1 1