Đào tạo VĐV quần vợt trẻ: "Muốn uống nước, phải đào giếng"

Tuấn Anh - Chí HiếuCập nhật 11:08 ngày 07/03/2013

 Đào tạo VĐV quần vợt trẻ là việc mà các đơn vị như TP. HCM hay Bình Dương đã làm trong khoảng 4 năm trở lại đây, nhưng làm một cách tập trung, bài bản, vừa đảm bảo theo thể thao chuyên nghiệp, vừa đảm bảo được việc học văn hóa thì có lẽ Hà Nội là đơn vị đầu tiên làm được việc này.

Trong những năm gần đây tại các giải đấu mang tầm cỡ quốc gia, quần vợt Hà Nội không thể vượt qua được những đơn vị mạnh có truyền thống ở môn thể thao này như TP.HCM, Bình Dương hay Quân đội. Nguyên nhân được xem là do quần vợt thủ đô đã làm không tốt khâu đào tạo trẻ, yếu tố cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của bất kỳ môn thể thao nào. Nhận thức được điều đó, những người làm chuyên môn của thể thao HN đã quyết định bắt tay vào việc giải quyết bài toán không hề đơn giản này.

‘ Tại các giải đấu mang tầm cỡ quốc gia, quần vợt Hà Nội dường như không có tên (Ảnh: FT)

Mới đây, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã tuyển chọn được 5 VĐV nhí trong đợt tuyển quân đầu tiên của bộ môn quần vợt, em nhỏ nhất mới hơn 7 tuổi và em lớn nhất 11 tuổi. Dù là những em có gia đình ở tại Hà Nội hay ở ngoại tỉnh… nhưng điểm chung của những VĐV nhí này là các em đều ấp ủ những mơ ước rất lớn lao.

Cháu Cao Ngọc Lâm (7 tuổi) chia sẻ: “Mục tiêu của cháu là trở thành VĐV quần vợt số 1 thế giới”. Trong khi đó, cháu Phan Ngọc Mai Linh (11 tuổi) lại giải thích rõ ràng ước mơ của mình: “Cháu rất thích môn này và cháu muốn trở thành 1 VĐV chuyên nghiệp để giúp cho nền thể thao nước nhà phát triển. Mục tiêu của cháu là trở thành 1 VĐV chuyên nghiệp của thế giới.”

Trong số những em nhỏ được bộ môn Quần vợt Hà Nội tuyển chọn lần này, có em đã từng cầm vợt trước khi được tập trung, nhưng cũng có những em chưa 1 lần biết đến cây vợt và quả bóng tennis là như thế nào. Nhưng chỉ sau chưa đầy 1 tháng tập luyện với thời gian 5-6 tiếng/ngày, tập 5 ngày trong tuần kết hợp với tập thể lực cùng với sự chỉ bảo, uốn nắn của những HLV hàng đầu VN có bằng cấp quốc tế, giờ đây các em đã có thể thực hiện kỹ thuật đánh phải tay khá tốt và đã có thể khởi động trong ô nhỏ giao bóng.

Chia sẻ về tiêu chí tuyển chọn và đào tạo VĐV quần vợt trẻ Hà Nội, HLV Nguyễn Tư Mạnh Cường cho hay: “Tiêu chí để tuyển chọn là chúng tôi tìm đến các địa phương có những VĐV phát triển có các tố chất như: khỏe, khéo từ các môn thể thao khác rồi chúng tôi lựa chọn để đào tạo cho quần vợt Hà Nội.”

‘ Hà Nội đang nỗ lực cho công tác đào tào VĐV quần vợt trẻ (Ảnh: VTV)

Để có nguồn vận động viên quần vợt đào tạo ngay từ khi các em còn nhỏ, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã phải thuyết phục được các bậc phụ huynh về các chế độ đãi ngộ như môi trường ăn ở, các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ việc tập luyện, và quan trọng nhất là các em vẫn được học văn hóa vào buổi tối để sau này ra trường vẫn có bằng văn hóa chính quy. Tuy nhiên, việc cho con mình theo đuổi quần vợt chuyên nghiệp là 1 quyết định không hề dễ dàng đối với các phụ huynh.

Anh Cao Ngọc Minh, phụ huynh của VĐV Cao Ngọc Lâm chia sẻ: “Ông bà cháu và vợ tôi rất đắn đo và muốn cân nhắc kỹ hơn, nhưng vì tôi thấy cháu có năng khiếu cộng với việc cháu đam mê môn này nên tôi đã thuyết phục các thành viên trong gia đình ủng hộ cháu.”

Cũng chung quan điểm trên, anh Vũ Hữu Hà, phụ huynh của VĐV Vũ Hà Minh Đức chia sẻ thêm: “Đi tập trung như thế này thì việc học văn hóa không thể được đảm bảo như học ở trường bình thường. Chính vì thế gia đình tôi đã suy nghĩ rất nhiều, nhưng được các thầy động viên và tôi muốn cháu đi chuyên nghiệp ngay từ bây giờ thì sau này cháu có thể đi xa hơn trong môn tennis nên tôi đã quyết định cho cháu theo học ở đây.”

Đào tạo VĐV quần vợt trẻ là việc mà các đơn vị như TP. HCM hay Bình Dương đã làm trong khoảng 4 năm trở lại đây, nhưng làm 1 cách tập trung, bài bản, vừa đảm bảo theo thể thao chuyên nghiệp, vừa đảm bảo được việc học văn hóa thì có lẽ Hà Nội là đơn vị đầu tiên làm được việc này. Đó chính là cơ sở để các bậc phụ huynh trao niềm tin, trao tương lai của con em mình cho Sở VH-TT&DL Hà Nội. Mục tiêu từ giờ đến cuối năm nay của khóa đào tạo trẻ này là sẽ thu hút khoảng 15 đến 20 em theo học, và theo kế hoạch, chỉ 2 năm sau khi được đào tạo tại đây là các em có đủ khả năng để bung ra thi đấu ở những giải đấu trẻ trên quy mô toàn quốc với khả năng tranh chấp huy chương rất cao.

LCK thua lỗ gần 35 triệu USD trong 3 năm, tương lai nào cho giải đấu LMHT hàng đầu Hàn Quốc?

0 0 Xem thêm

bangdatally.xyz - Bất chấp sự phát triển nhanh chóng của thể thao điện tử, các giải đấu vẫn gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, trong đó có LCK - giải đấu được quan tâm bậc nhất trong LoL.

Tổng hợp: Vòng chung kết EURO 2016
1 1 1