
"Chúng ta vẫn cần cảnh giác, đặc biệt với người cao tuổi và có bệnh nền. Nhưng phần đông dân số hiện đã có mức đề kháng nhất định với các biến thể mới nhờ vaccine và miễn dịch tự nhiên", ông Hamer nói.
Người cao tuổi cần được quan tâm phòng bệnh chu đáo, tránh lây nhiễm COVID-19 để hạn chế rủi ro.
Cùng quan điểm, Tiến sĩ Cai Weiping – chuyên gia tại Bệnh viện Nhân dân số 8 Quảng Châu (Trung Quốc) – phân tích, việc các ca mắc tăng trở lại chủ yếu phản ánh sự suy giảm kháng thể sau gần một năm không có làn sóng lây nhiễm lớn. Thêm vào đó, nhiều người đã không tiêm vaccine trong một thời gian dài, khiến lớp bảo vệ cộng đồng yếu đi theo thời gian. "Đây là hiện tượng bình thường về mặt miễn dịch học", ông nhận định.
Trước tình hình đó, các chuyên gia nhấn mạnh việc duy trì tiêm nhắc lại định kỳ – đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao như người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện khuyến cáo tiêm mũi nhắc sau mỗi 12 tháng cho các đối tượng này để đảm bảo hiệu lực miễn dịch.
Dù đại dịch đã qua đỉnh, giới y tế toàn cầu vẫn cảnh báo COVID-19 chưa kết thúc. Tại Mỹ, mỗi năm vẫn ghi nhận khoảng 50.000 ca tử vong vì COVID-19 – tương đương với mức độ nguy hiểm của cúm mùa nặng. Đáng lưu ý, hội chứng hậu COVID-19 (Long COVID) cũng tiếp tục là gánh nặng kéo dài, với hơn 14 triệu người Mỹ đang sống chung với các triệu chứng như mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, đau cơ và rối loạn giấc ngủ.
Một thách thức khác là sự xuất hiện của các biến thể mới có khả năng né miễn dịch. WHO hiện theo dõi sát các biến thể như LP.8.1 và KP.2 – được cho là có tốc độ lây lan nhanh hơn XBB.1.16. Nếu các chủng này tiếp tục tiến hóa theo hướng né tránh hệ miễn dịch, nguy cơ xuất hiện làn sóng dịch mới là điều không thể loại trừ, nhất là khi tâm lý chủ quan và tỷ lệ tiêm nhắc tại nhiều nơi đang giảm.
WHO cảnh báo rằng việc giảm tỷ lệ tiêm chủng, gián đoạn giám sát dịch tễ hoặc buông lỏng truyền thông phòng dịch sẽ tạo "khoảng trống nguy hiểm" để virus bùng phát trở lại. Do đó, cộng đồng y tế quốc tế tiếp tục kêu gọi duy trì giám sát dịch tễ, đầu tư vào nghiên cứu vaccine và giữ vững năng lực ứng phó khẩn cấp để không bị động trước những biến động mới.
Ngoài ra, giới chuyên gia lưu ý rằng dù tỷ lệ tử vong của XBB.1.16 tương đối thấp, biến thể này vẫn có khả năng gây quá tải hệ thống y tế nếu số ca nhiễm tăng quá nhanh trong thời gian ngắn.
Trước tình hình bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã chủ động tăng cường công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình COVID-19, tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng; sẵn sàng thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao (phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi…), không để xảy ra các trường hợp tử vong.
Từ đầu năm 2025 đến nay, Việt Nam ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có tử vong. Trong đó TP Hồ Chí Minh (34 trường hợp mắc), 19 tỉnh, thành phố khác ghi nhận 1 đến 2 ca mắc/ tỉnh. Không ghi nhận các ổ dịch tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần.
5 nhóm biện pháp phòng bệnh COVID-19
Để chủ động phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc 5 nhóm biện pháp sau:
- Đeo khẩu trang đúng cách tại nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và trong cơ sở y tế. Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng hoặc trước khi ăn uống.
- Hạn chế tụ tập nơi đông người nếu không thực sự cần thiết. Việc này giúp giảm thiểu khả năng tiếp xúc với nguồn bệnh chưa được phát hiện.
- Tăng cường vận động thể chất, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc để nâng cao thể trạng và khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
- Theo dõi sức khỏe cá nhân, đặc biệt khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc mất vị giác, khứu giác. Người dân nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Ngộ độc thuốc và hóa chất là tai nạn thường gặp ở trẻ em, hậu quả có thể nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
bangdatally.xyz - Metformin luôn là lựa chọn hàng đầu trong điều trị đái tháo đường type 2, nhưng những phát hiện gần đây cho thấy curcumin cũng có thể mang lại những tác dụng tương tự.
bangdatally.xyz - Sốt xuất huyết tăng mạnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Ngành Y tế khuyến cáo người dân chủ động diệt muỗi, bọ gậy để phòng dịch.
bangdatally.xyz - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi lô Hanayuki Conditioner do chứa chất không công bố, vi phạm chất lượng. Hai công ty liên quan bị tạm dừng sản xuất, kinh doanh.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công túi mật hai ngăn hiếm gặp, giúp bệnh nhân 54 tuổi thoát khỏi hàng trăm viên sỏi gây viêm cấp.
bangdatally.xyz - Gần 2.000 trẻ tử vong vì đuối nước mỗi năm tại Việt Nam. Hè đến, phụ huynh cần chủ động trang bị kỹ năng sơ cứu và phòng ngừa tai nạn cho trẻ.
bangdatally.xyz - Dù không gây cảnh báo toàn cầu, COVID-19 đang có xu hướng gia tăng nhẹ tại Việt Nam với biến thể mới NB.1.8.1 xuất hiện chủ yếu trong các ca bệnh nhập viện gần đây.
VTV.VN - Sữa giả, thuốc giả, TPCN cho trẻ cũng làm giả. Giữa “cơn bão” hàng giả như hiện nay, làm thế nào để chọn được sản phẩm tăng đề kháng uy tín, chất lượng cho con?
bangdatally.xyz - Phô mai tươi hay còn gọi là “cottage cheese” đang trở lại mạnh mẽ trong khẩu phần ăn của nhiều người.
bangdatally.xyz - Khi nhắc đến “trái tim tan vỡ”, nhiều người thường nghĩ đến chuyện tình cảm đơn thuần, nhưng thực tế đây là một triệu chứng sức khỏe nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan rộng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
bangdatally.xyz - Việc bổ sung các loại thực phẩm có chất dinh dưỡng phù hợp có thể giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu và thức dậy sảng khoái hơn.
bangdatally.xyz - Trong tuần qua (16-23/5), Hà Nội ghi nhận 5 ca sốt xuất huyết, 179 ca sởi, 184 ca tay chân miệng và 155 ca COVID-19.
bangdatally.xyz - Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1/2025 tại Hà Nội đặt mục tiêu trên 99,8% trẻ từ 6-36 tháng tuổi được uống liều cao và trên 95% trẻ được cân đo đánh giá dinh dưỡng.