Doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đón đầu các Nghị quyết

Quỳnh Như, Vũ Anh, Khánh Sơn-Thứ bảy, ngày 24/05/2025 07:36 GMT+7

bangdatally.xyz - Các chính sách từ các Nghị quyết mới đang tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển.

Ngay sau nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, rất nhanh chóng các Nghị quyết của Quốc hội và mới nhất là Nghị quyết 139 của Chính phủ đã đặt ra những chính sách hỗ trợ rất cụ thể cho phát triển kinh tế tư nhân. Để không bỏ lỡ cơ hội, các doanh nghiệp đang chuẩn bị các kế hoạch và nguồn lực đầu tư để đón đầu các ưu đãi mà chính sách mang lại. Có thể thấy, chính sách là một cú hích nhưng để kinh tế tư nhân vươn lên mạnh mẽ, cần cả nỗ lực từ chính bản thân các doanh nghiệp.

Sau khi có những chính sách cụ thể hoá từ nghị quyết của Chính phủ, đại diện doanh nghiệp du lịch Vietravel cho biết, gần như doanh nghiệp phải làm lại hết kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển trong thời gian tới. Cụ thể, việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ hình thức kinh doanh truyền thống sang phát triển ứng dụng công nghệ số theo hướng xanh, bền vững, với mong muốn trở thành thương hiệu Việt toàn cầu.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel cho biết: "Xây dựng những kế hoạch riêng của mình để có thể phát triển được, bắt kịp thời cơ, bắt kịp cơ hội mà Đảng và Nhà nước tạo ra. Trước đây thì hay cầm chừng lắm, cứ từ từ, để xem sao... nhưng lần này nghĩ rằng không nhanh chúng ta sẽ mất cơ hội".

"Phải cơ cấu lại, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, xem xét lại chi phí không cần thiết, tái cơ cấu bộ máy để công ty khoẻ mạnh lại. Ngoài ra là phải chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ", ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành chia sẻ.

Hiện Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 139 cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân như cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, các điều kiện kinh doanh; hỗ trợ mặt bằng, giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất... Điều khiến các doanh nghiệp quan tâm lúc này là việc đẩy nhanh các công tác triển khai thực thi ở các cấp.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) bày tỏ: "Chúng tôi mong muốn quy trình này thì ngoài quyết tâm của lãnh đạo cấp cao, phải được thực thi ở các cấp hành pháp cấp quản lý khác nhau của Nhà nước, phải nhanh chóng hơn, phải nhìn trên tinh thần là phục vụ cho các doanh nghiệp phát triển".

Theo quan sát của giới chuyên gia, các doanh nghiệp Việt đặc biệt trong các ngành như ngân hàng, tài chính, dịch vụ du lịch, thương mại đang tính toán lại chiến lược tái cấu trúc mô hình tổ chức hoạt động hiệu quả hơn từ con người, ứng dụng công nghệ, mở rộng thị trường... Các chính sách từ các Nghị quyết mới đang tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển.

TS. Huỳnh Phước Nghĩa - Giảng viên Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh nhận định: "Tất cả những dịch chuyển đó đang ở trong bối cảnh của các doanh nghiệp là cần trong môi trường nước kích thích hơn, thông thoáng hơn, ít gai góc hơn, giúp cho các doanh nghiệp mạnh mẽ chuyển mình, vì độ chấp nhận rủi ro trong kinh doanh khi dịch chuyển, mở rộng kinh doanh, hay đầu tư thêm thì cần điều kiện môi trường".

Có thể thấy, khi các doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm được tiếp sức bởi chính sách mạnh mẽ, kỳ vọng mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu sẽ được hiện thực hoá.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước