Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương đảm bảo tính liên tục, hiệu quả trong quản lý nhà nước

PV-Thứ năm, ngày 08/05/2025 14:08 GMT+7

bangdatally.xyz - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi hướng đến tổ chức bộ máy linh hoạt, liền mạch, đảm bảo quyền lợi người dân và hiệu lực quản lý của chính quyền hai cấp.

Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 tới. Đây là dự án luật được Quốc hội thảo luận theo quy trình rút gọn trong một kỳ họp, với kỳ vọng tạo ra đột phá về tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của chính quyền địa phương trong giai đoạn phát triển mới.

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương đảm bảo tính liên tục, hiệu quả trong quản lý nhà nước - Ảnh 1.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

"Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án luật này và theo lộ trình, sáng ngày 14/5, Quốc hội sẽ thảo luận hội trường và sau đó dự thảo luật sẽ được tiếp thu, chỉnh lý. Tất nhiên là sẽ tiếp thu, chú ý ngay từ bây giờ để cho tới sáng ngày 26/6 sẽ thông qua theo quy trình rút gọn tại một kỳ họp. Đây là các đạo luật, tôi cho rằng có thể nói là tại kỳ họp này là đạo luật quan trọng và nó chỉ sau phần của Hiến pháp thôi và chúng ta phải làm theo quy trình một kỳ họp về quy trình rút gọn. Bởi vì thời gian chúng ta đã không có nhiều", ông Trịnh Xuân An, đại biểu Quốc hội chuyên trách Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Quốc hội cho biết.

Dự thảo luật mới gồm 7 chương, 54 điều, trong đó điều chỉnh hàng loạt nội dung quan trọng nhằm cụ thể hóa mô hình chính quyền hai cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã. Các quy định hiện hành về chính quyền cấp huyện sẽ được chuyển giao nhiệm vụ cho cấp xã. Đây là thay đổi lớn, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải được hoàn thiện kịp thời, đồng bộ để không xảy ra khoảng trống trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

"Tôi cho rằng việc chúng ta thiết kế Chính phủ theo Khoản 40, Điều 11 mang tính linh hoạt, tức là cấp tỉnh có thể trực tiếp chỉ đạo nắm những việc của cấp xã hoặc Chủ tịch tỉnh có thể làm những việc của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chẳng hạn, tôi cho rằng đây là một quy định khá phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm rõ được nội hàm trong trường hợp cần thiết, trong trường hợp nào là trường hợp cần thiết thì chắc là cần phải làm rõ thêm nội dung này. Việc chỉ đạo này, tức là việc cầm tay chỉ việc, việc tham gia trực tiếp, khi nào kết thúc và khi đạt được kết quả nào, khi nào dừng lại để làm đúng vai thuộc bài của mình, tôi cho rằng trong quá trình thảo luận, các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận thêm", ông Trịnh Xuân An đánh giá.

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương đảm bảo tính liên tục, hiệu quả trong quản lý nhà nước - Ảnh 2.

Ông Trịnh Xuân An, đại biểu Quốc hội chuyên trách Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Quốc hội

Tuy nhiên, để đảm bảo ranh giới giữa chỉ đạo linh hoạt và chồng chéo trong thẩm quyền, ông An cho rằng cần quy định rõ "trường hợp cần thiết" là gì, thời điểm nào được áp dụng, khi nào chấm dứt sự can thiệp từ cấp trên. Đây cũng là nội dung đang được tiếp tục thảo luận nhằm đảm bảo tính minh bạch và nguyên tắc chịu trách nhiệm của từng cấp chính quyền.

Dự thảo luật lần này cũng đề cập đến một đề xuất mới: cho phép chính quyền cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Trịnh Xuân An, điều này là cần thiết bởi: "Chúng ta điều chuyển phần lớn các chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện xuống để cấp xã triển khai, và những nội dung này liên quan trực tiếp đến người dân, liên quan trực tiếp đến điều hành kinh tế xã hội thường xuyên trên địa bàn và gắn với đời sống hằng ngày. Tôi cho rằng để làm được nhiệm vụ đó, một khối lượng công việc lớn như vậy, cần thiết phải để cho chính quyền cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình thảo luận, bản thân tôi cũng như các đại biểu Quốc hội cũng đề xuất rằng chúng ta phải sửa Luật ban hành văn bản pháp luật để bổ sung thẩm quyền này cho cấp xã và đó là một yêu cầu hết sức thiết yếu".

Để thực hiện được quy định mới này, bên cạnh sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cũng cần đồng bộ hóa với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây sẽ là bước đi đột phá nhằm nâng cao năng lực điều hành của cấp cơ sở, đặc biệt trong bối cảnh các xã hiện nay đang gánh vác khối lượng công việc lớn hơn nhiều so với trước.

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương đảm bảo tính liên tục, hiệu quả trong quản lý nhà nước - Ảnh 3.

Quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh theo dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Không chỉ cấp xã, cấp tỉnh cũng sẽ được tăng cường quyền tự chủ. Dự thảo luật cho phép chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định nhiều nội dung thuộc các lĩnh vực như quy hoạch, tài chính, ngân sách và đầu tư công. Đây là bước đi nhằm cụ thể hóa chủ trương phân cấp, phân quyền theo hướng trao quyền gắn với trách nhiệm. Việc này được kỳ vọng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa hoạch định chính sách và thực thi, giúp địa phương chủ động trong phát triển kinh tế - xã hội.

"Trên cơ sở những vấn đề vĩ mô của Trung ương, vấn đề vĩ mô của Chính phủ, của Quốc hội, cấp tỉnh sẽ là cơ quan triển khai điều đó xuống ngay địa phương mình. Việc phân cấp, việc được quyết định những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ của mình, trên cơ sở được sự đồng ý của Chính phủ, tôi cho rằng cách thiết kế này của luật là khá phù hợp để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cũng như sự linh hoạt, đặc biệt là thực hiện đúng chủ trương phân cấp, phân quyền và bảo đảm đúng tinh thần làm tốt những khả năng có thể để chúng ta phát huy được tiềm năng, phát huy được hiệu quả trong quản lý, điều hành trên địa bàn", ông Trịnh Xuân An khẳng định.

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương đảm bảo tính liên tục, hiệu quả trong quản lý nhà nước - Ảnh 4.

Quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã theo dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Bên cạnh việc trao quyền, dự thảo luật cũng thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực. Luật quy định rõ trách nhiệm giám sát của Hội đồng nhân dân, kiểm tra việc thực hiện sau khi phân cấp, ủy quyền. Ngoài ra, dự thảo cũng nhấn mạnh việc phân cấp phải gắn với đặc thù từng khu vực: thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo. Việc này nhằm đảm bảo chính quyền cơ sở được chủ động nhưng vẫn phù hợp điều kiện thực tế, không ảnh hưởng tới quyền lợi và sinh hoạt bình thường của người dân.

Khi tổ chức mô hình chính quyền hai cấp, mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo tính thông suốt, hiệu lực và hiệu quả trong điều hành, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Để đạt được điều đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi phải được triển khai đồng bộ, bài bản, trên cơ sở đồng thuận cao giữa các cấp chính quyền và sự đồng hành từ người dân, doanh nghiệp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước