Bỏ tử hình đối với 8 tội danh thể hiện sự tiến bộ, tôn trọng quyền con người

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 22/05/2025 22:43 GMT+7

bangdatally.xyz - Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự thể hiện bước đi cải cách tư pháp nhân đạo, phù hợp xu thế quốc tế.

Ngày 21/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Trong đó, nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu và dư luận xã hội là đề xuất bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 8/18 tội danh còn quy định mức án cao nhất này, thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án. Đây là bước đi thể hiện sự nhân văn trong chính sách về luật hình sự, đồng thời mở ra giai đoạn cải cách pháp luật tiệm cận xu hướng tiến bộ của thế giới.

Bỏ tử hình đối với 8 tội danh thể hiện sự tiến bộ, tôn trọng quyền con người - Ảnh 1.

Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự

"Hiện nay, Bộ luật Hình sự còn 18 tội danh có hình phạt tử hình. Việc nghiên cứu để đề xuất bỏ tội danh nào là vấn đề cần được cân nhắc và đánh giá rất kỹ lưỡng. Chúng tôi dựa trên các căn cứ sau: Thứ nhất, kết quả tổng kết thực tiễn thi hành hình phạt tử hình trong thời gian qua; Thứ hai, đánh giá tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước ta trong thời điểm hiện nay cũng như trong những năm tiếp theo; Thứ ba, rà soát tất cả các điều ước quốc tế, đặc biệt là những điều ước liên quan đến nhân quyền mà Việt Nam là thành viên; Thứ tư, tham khảo kinh nghiệm và xu hướng quốc tế về vấn đề này; Cuối cùng, đánh giá kỹ lưỡng tính chất, mức độ của từng hành vi phạm tội", Thượng tá Ngô Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an cho biết.

Bỏ tử hình đối với 8 tội danh thể hiện sự tiến bộ, tôn trọng quyền con người - Ảnh 2.

Thượng tá Ngô Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an

Tám tội danh được đề xuất loại bỏ hình phạt tử hình gồm: hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; gián điệp; vận chuyển trái phép chất ma túy; tham ô tài sản; và nhận hối lộ.

"Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy có các hình phạt có thể thay thế và vẫn đảm bảo tính răn đe tương ứng với hình phạt tử hình. Ví dụ, hiện nay khi đề xuất bỏ 8 tội danh có hình phạt tử hình, thì thay thế vào đó là hình phạt tù chung thân không xét giảm án. Hình phạt này vẫn bảo đảm tính răn đe, vẫn đạt được mục đích cách ly vĩnh viễn người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội, phòng ngừa không cho họ có điều kiện tiếp tục phạm tội. Bên cạnh đó, hình phạt này vẫn mang tính răn đe nghiêm khắc", Thượng tá Thắng nhấn mạnh.

Về lo ngại bỏ tử hình đối với tội vận chuyển ma túy sẽ làm giảm hiệu quả phòng chống loại tội phạm này, Thượng tá Thắng nêu rõ: "Trước hết, phải khẳng định rằng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, cũng như quan điểm của Bộ Công an, là đấu tranh không khoan nhượng đối với loại tội phạm về ma túy. Tuy nhiên, việc định khung hình phạt đối với một hành vi phạm tội cụ thể phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thời gian vừa qua cho thấy, đa số những người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy chủ yếu là những người bị các đối tượng chủ mưu, cầm đầu lợi dụng. Ở đây thường là những người đồng bào dân tộc thiểu số, người có trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật thấp, điều kiện và hoàn cảnh sống rất khó khăn, bị lợi dụng trở thành khâu trung gian."


Bỏ tử hình đối với 8 tội danh thể hiện sự tiến bộ, tôn trọng quyền con người - Ảnh 3.
Bỏ tử hình đối với 8 tội danh thể hiện sự tiến bộ, tôn trọng quyền con người - Ảnh 4.

Đối với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh – một trong những điểm gây tranh luận nhiều nhất, Thượng tá Thắng khẳng định: "Mục đích phạm tội là vì mục đích vụ lợi về mặt kinh tế. Mặc dù hậu quả gây ra là rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến hậu quả chết người, nhưng những người phạm tội này họ không có cái mục đích là giết người hoặc là gây hoảng loạn trong công chúng. Nếu những người thực hiện hành vi đó có mục đích giết người thì sẽ bị xử lý về tội giết người, hoặc khủng bố – những tội danh vẫn giữ hình phạt tử hình."

Liên quan đến xu hướng chung trên thế giới, theo thống kê, trong số gần 200 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc có 3/4 các quốc gia đã bỏ hình phạt tử hình hoặc không áp dụng trên thực tế. Chỉ còn hơn 50 nước, trong đó có Việt Nam là còn duy trì hình phạt tử hình.

Bỏ tử hình đối với 8 tội danh thể hiện sự tiến bộ, tôn trọng quyền con người - Ảnh 5.

Bỏ tử hình đối với 8 tội danh thể hiện sự tiến bộ, tôn trọng quyền con người

Bên cạnh đó, đề xuất sửa đổi lần này cũng mở rộng chính sách nhân đạo trong áp dụng án tử. Theo đó, ngoài các đối tượng như người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, người nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người trên 75 tuổi… thì nay dự kiến bổ sung cả các trường hợp mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, HIV chuyển sang AIDS kèm nhiễm trùng cơ hội tiên lượng xấu.

Thực tế cho thấy, việc giảm dần phạm vi áp dụng hình phạt tử hình đã có lộ trình rõ ràng. Từ 44 tội danh có án tử vào năm 1985, đến năm 1999 còn 29, đến Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi 2017) hiện chỉ còn 18 tội danh. Việc tiếp tục giảm xuống còn 10 tội danh là bước tiếp theo, được tính toán chặt chẽ và thận trọng.

Trong bối cảnh hội nhập, việc hoàn thiện chính sách về luật hình sự không chỉ cần thiết cho nội tại pháp luật Việt Nam mà còn là cam kết với cộng đồng quốc tế về bảo vệ quyền con người. Liên Hợp Quốc khuyến nghị, mức hình phạt không quyết định toàn bộ năng lực phòng ngừa tội phạm. Chính tính nghiêm minh, minh bạch và hiệu quả trong thi hành pháp luật mới là yếu tố răn đe hữu hiệu nhất.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước