Sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả có mức án cao nhất là tử hình

H.T-Thứ sáu, ngày 16/05/2025 06:00 GMT+7

bangdatally.xyz - Người sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Bạn đọc hỏi: Thời gian qua các cơ quan chức năng đã đấu tranh, ngăn chặn xử lý tội sản xuất, buôn bán thuốc giả có quy mô lớn trên cả nước. Mỗi tháng tôi mua rất nhiều thuốc cho cả nhà, tôi hiện rất lo lắng về việc mua bán thuốc và muốn hỏi Bộ Công an thuốc có hàm lượng thấp hơn so với quảng cáo có được gọi là thuốc giả hay không? Tội sản xuất và buôn bán thuốc giả sẽ bị xử phạt ở mức phạt cao nhất là gì? Các công ty cung cấp hoạt chất để sản xuất lô thuốc giả có chịu trách nhiệm gì không? Việc các công ty nhập khẩu và phân phối hoạt chất làm thuốc sai mục đích sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo Bộ Công an, thuốc có hàm lượng thấp hơn so với quảng cáo có thể bị coi là thuốc giả, nếu không đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng được đăng ký, cụ thể: 

Theo Điều 6 Luật Dược năm 2016, thuốc giả bao gồm: Thuốc không có hoạt chất hoặc có hoạt chất nhưng không đúng hàm lượng, không đúng chất lượng như đã đăng ký; Có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn thuốc; Mạo danh nhãn hiệu, cơ sở sản xuất, nước sản xuất... Vì vậy, nếu thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp hơn thực tế so với đăng ký/ghi nhãn/quảng cáo thì thuộc nhóm thuốc giả, có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Theo Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Người sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị phạt ở mức cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, nếu:

- Gây tử vong cho người;

- Gây thiệt hại lớn về tài sản hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Có tính chất tội phạm có tổ chức, tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra còn có thể bị: Phạt tiền đến 100 triệu đồng; Tịch thu toàn bộ tài sản liên quan đến hành vi phạm tội; Cấm hành nghề hoặc cấm cư trú vĩnh viễn trong một số trường hợp.

Các công ty cung cấp hoạt chất để sản xuất lô thuốc giả phải chịu trách nhiệm, tùy vào mức độ liên quan:

- Trong trường hợp nếu Công ty cung cấp hoạt chất biết rõ hoạt chất đó sẽ được dùng để sản xuất thuốc giả mà vẫn cố tình cung cấp thì có thể bị xem là đồng phạm, tổ chức hoặc giúp sức trong việc sản xuất thuốc giả, và bị xử lý hình sự như chủ thể chính.

- Trong trường hợp nếu Công ty cung cấp hoạt chất không biết hoạt chất đó sẽ được dùng để sản xuất thuốc giả thì Công ty cung cấp hoạt chất vẫn vi phạm các quy định quản lý hoạt chất (ví dụ: không kiểm soát nguồn gốc, bán cho đối tượng không đủ điều kiện), từ đó có thể bị xử lý hành chính, tịch thu hàng hóa, rút giấy phép...

Việc các công ty nhập khẩu, phân phối hoạt chất cho đơn vị không đủ điều kiện có thể bị xử lý hành chính: Theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức phạt có thể lên đến 100 triệu đồng, đồng thời thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động.

Trong trường hợp nếu hành vi nhập khẩu, phân phối hoạt chất làm thuốc sai mục đích đó dẫn đến việc sản xuất thuốc giả, thuốc kém chất lượng, gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 194 hoặc Điều 195 Bộ luật Hình sự.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước