50 năm văn học nghệ thuật Việt Nam: Những niềm trăn trở

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 09/05/2025 13:56 GMT+7

bangdatally.xyz - Văn học, nghệ thuật không chỉ là đời sống tinh thần mà còn là động lực tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên số.

Tròn nửa thế kỷ ngay sau khi đất nước được thống nhất, văn học nghệ thuật Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi sự chuyển biến hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của công chúng và thời đại. Đặc biệt, đời sống văn học cần có thêm những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Tuy nhiên, bên cạnh những dấu ấn tích cực vẫn còn đó một nỗi trăn trở lớn. Vì sao giữa đội ngũ văn nghệ sĩ ngày càng đông đảo, điều kiện sáng tác ngày càng mở rộng nhưng những tác phẩm thực sự vươn tầm đỉnh cao đủ sức chấn động cảm xúc, tư tưởng công chúng lại không có nhiều? Ngoài sự thiếu hụt đề tài lớn hay sự phân mảnh thị hiếu công chúng, đâu là những rào cản ảnh hưởng đến chất lượng sáng tạo vun đắp những tác phẩm lớn? Những câu hỏi đã được phân tích trong chương trình Góc nhìn văn hóa số mới nhất.

Trên kệ sách, văn học tiểu thuyết nước ngoài chiếm tỷ lệ áp đảo. Văn học trong nước chủ yếu là những tác phẩm vang bóng một thời. Sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật đương đại vẫn đang thiếu vắng những tác phẩm lớn, tương xứng với tầm vóc công cuộc đổi mới và chiều sâu văn hóa lịch sử.

Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề đỉnh cao nghệ thuật lại trở thành chủ đề được đặt ra tại nhiều hội thảo học thuật gần đây. Một thực tế khiến không ít người ở trong giới làm nghề và công chúng yêu nghệ thuật phải suy ngẫm đó là việc thiếu một hệ sinh thái sáng tạo, hiện đại, thiếu sự đầu tư đúng mức cho những công trình, hành trình sáng tạo dài hơi, thiếu đội ngũ xứng tầm với thời cuộc. Từ thực tế sáng tác, từ những mùa gặt văn chương chưa được trọn vẹn, các chuyên gia nhà nghiên cứu cũng đã trăn trở, kiến giải, mở lối.

“Phải nghĩ tới những điều kiện khách quan và chủ quan trong tình hình này” - GS.TS Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chia sẻ - “Không thể nghĩ một cách máy móc rằng cứ thời đại tốt thì sẽ ra những tác phẩm ở chất lượng cao. Nó có cả vấn đề tâm thế của người sáng tạo. Chúng ta rất cần tâm thế ấy là những người gắn bó sâu sắc với đời sống, những người hiểu biết sâu sắc chiều sâu của sức mạnh của dân tộc, dủ trong cả lúc thuận lợi nhất và cả những lúc khó khăn nhất, để từ đó khai thác đến tận cùng sức mạnh của dân tộc ở trong giai đoạn lịch sử đó. Những tác phẩm đỉnh cao của văn học thế giới chính là như vậy. Chính vì thế, chúng ta phải chờ đợi”.

Nguyên nhân thiếu vắng các tác phẩm đỉnh cao không chỉ đến từ tư duy sáng tạo hay cơ chế xuất bản, phát hành mà còn từ gốc rễ, đó là nguồn nhân lực kế thừa. Trong bối cảnh lý luận phê bình đang thu hẹp, sáng tác trẻ chưa có môi trường và thử thách để trưởng thành, việc bồi dưỡng thế hệ thế cận đang là yêu cầu cấp thiết. Vì thế, việc mong chờ những tác phẩm đỉnh cao phần nào có cơ sở. Đó là bởi thời gian qua, kế thừa những giá trị của nền văn học, nghệ thuật cách mạng, một số văn nghệ sĩ đang nỗ lực ờ tạo nên sinh khí mới cho đời sống văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới.

“Cha ông ta đã để lại một di sản vô cùng quan trọng, không chỉ về văn học nghệ thuật mà là di sản của tự do, của độc lập, những giá trị ấy vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định được trách nhiệm của người viết, trách nhiệm công dân đối với từng trang viết của mình, làm sao để gắn cái tôi của mình đối với vận mệnh của đất nước”, nhà văn Lữ Mai bộc bạch.

Thế hệ văn nghệ sĩ trẻ đang có cơ hội tiếp cận với một hiện thực phong phú, nhiều vấn đề mới mẻ. Cùng với đó là hành trang của nền văn học, nghệ thuật cách mạng đậm đà bản sắc dân tộc. Là một trong những nhạc sĩ thành công của nền khí nhạc Việt Nam, Trần Mạnh Hùng đã góp phần xây dựng ngôn ngữ của âm nhạc Hàn Lâm tại Việt Nam với dấu ấn hồn cốt văn hóa dân tộc. “Âm nhạc phải được xây dựng trên cơ sở khoa học có tính dân tộc mạnh, có cả tính thời thượng. Nhạc sĩ như chúng tôi sẽ không bao giờ quên văn hóa truyền thống. Nó là gốc, nền tảng, kho tàng quý báu để phát triển bất cứ ngôn ngữ âm nhạc nào”, nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng nói.

Văn học, nghệ thuật không chỉ là đời sống tinh thần mà còn là động lực tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên số. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã thành công trong việc đưa nghệ thuật vào công nghiệp văn hóa, tạo ra các sản phẩm giá trị cao, gắn liền với bản sắc dân tộc nhưng vẫn đáp ứng được thị hiếu toàn cầu. Tại Việt Nam, xu hướng tích hợp văn hóa truyền thống và công nghệ hiện đại đang từng bước được triển khai trong những show diễn thực cảnh, vở nhạc kịch đổi mới hay là các dự án phim chuyển thể. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để những sáng tạo này trở thành dòng chảy chủ đạo chứ không chỉ là hiện tượng.

Văn học, nghệ thuật không chỉ là tấm gương phản chiếu xã hội mà còn là nơi định hình nhân cách, khơi dậy khát vọng và tạo nên nền tảng bền vững trong quốc gia phát triển. Trong kỷ nguyên vươn mình, khi đất nước hội nhập sâu rộng và văn hóa bị thách thức bởi toàn cầu hóa, việc đầu tư cho văn nghệ - cả về con người lẫn chính sách - chính là đầu tư cho sức mạnh mềm của quốc gia và thế hệ tương lai của đất nước, với tinh thần nhân văn và khát vọng cống hiến.

Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

bangdatally.xyz - Chiều qua (16/4), Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước