Đề xuất kiểm soát giá bán nhà ở xã hội

PV (t/h)-Thứ hai, ngày 12/05/2025 15:31 GMT+7

Bộ Tư pháp vừa đưa ra một đề xuất quan trọng: bổ sung giá trần với nhà ở xã hội

bangdatally.xyz - Bộ Tư pháp kiến nghị bổ sung cơ chế kiểm soát giá bán và giá thuê, đồng thời yêu cầu có chế tài mạnh với chủ đầu tư chậm tiến độ hoặc trục lợi chính sách.

"An cư lạc nghiệp", thế nhưng, không ít người thu nhập thấp hiện nay vẫn đang chật vật - vì giá nhà vượt ngoài tầm tay. Bộ Tư pháp vừa đưa ra một đề xuất quan trọng: bổ sung giá trần với nhà ở xã hội

Bộ Tư pháp kiến nghị bổ sung cơ chế kiểm soát giá bán và giá thuê, đồng thời yêu cầu có chế tài mạnh với chủ đầu tư chậm tiến độ hoặc trục lợi chính sách.

Theo Bộ Xây dựng, việc quy định giá trần bán, cho thuê nhà ở xã hội "cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng". Nội dung "hậu kiểm" đã được tiếp thu đưa vào dự thảo trình Quốc hội. Bộ Xây dựng cũng cho biết Bộ đang xây dựng hệ thống thông tin trong đó có dữ liệu về người đã được mua nhà ở xã hội để theo dõi, quản lý.

Theo quy định hiện hành, giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức (không quá 10%). Giá này do UBND tỉnh thẩm duyệt, không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước.

Đề nghị nêu trên của Bộ Tư pháp được đưa ra trong bối cảnh liên tiếp dự án nhà ở xã hội mới ra mắt thời gian qua với giá bán tăng cao.

Tranh luận về giá trần nhà ở xã hội không phải là mới. Từ tháng 6/2023, trong quá trình lấy ý kiến cho Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Tài chính từng kiến nghị quy định giá trần để tránh việc nhà ở xã hội bị biến tướng thành nhà thương mại. Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2023 (có hiệu lực từ 1/8/2024) đã không đưa nội dung này vào.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, đang diễn ra.

Theo Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, trong năm 2024 cả nước phải đạt mục tiêu 130.000 căn. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy các địa phương mới chỉ hoàn thành khoảng 21.000 căn, tương đương hơn 16% kế hoạch. Giai đoạn 2025 - 2030, mục tiêu là hoàn thành thêm gần 995.000 căn, trong đó Hà Nội phải xây gần 45.000 căn, TP. Hồ Chí Minh khoảng 67.000 căn.

Trong bối cảnh áp lực về nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng, việc lựa chọn giải pháp phù hợp để kiểm soát giá bán mà vẫn đảm bảo sức hấp dẫn cho nhà đầu tư là thách thức lớn với các nhà làm chính sách.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước