Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tạ Hiển-Thứ bảy, ngày 24/05/2025 06:05 GMT+7

bangdatally.xyz - Các đại biểu Quốc hội sẽ nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dẫn độ và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 24/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công an, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Công an, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Dẫn độ. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dẫn độ.

Sau đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, các cơ quan làm việc theo chương trình riêng.

Quy định về quyền bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

Trước đó, chiều 5/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên cơ sở phát triển quy định của Nghị định số 13/2023/NĐ-CP gồm 7 Chương, 68 Điều.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, quyền riêng tư của cá nhân, sự bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, thư tín, quyền bảo vệ bí mật cá nhân, trong đó có thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trình bày Tờ trình dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Ảnh: VGP

Dự thảo đưa ra 7 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm hợp pháp, minh bạch, đúng mục đích, hạn chế, chính xác, an ninh, giới hạn thời gian lưu trữ và trách nhiệm giải trình. Nội dung quy định 11 quyền và 3 nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu, đảm bảo quyền tự quyết của cá nhân đối với dữ liệu cá nhân của mình. Cụ thể, dự thảo đưa ra các quy định về điều kiện bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ xử lý dữ liệu cá nhân, tổ chức chứng nhận đủ điều kiện năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân và dịch vụ tổ chức bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bên cạnh đó, dự thảo yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp phải đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân và chuyển dữ liệu ra nước ngoài, như một cam kết trước pháp luật về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân. Dự thảo áp dụng mô hình "hậu kiểm" thay vì "tiền kiểm", cho phép tổ chức, doanh nghiệp tự chủ trong công tác xử lý dữ liệu cá nhân, đồng thời chịu sự kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an.

Ngoài ra, dự thảo hoàn thiện quy định về biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân cơ bản, dữ liệu cá nhân nhạy cảm, điều kiện đảm bảo hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân, cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân, Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân và kinh phí đảm bảo hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cùng với đó, dự thảo cũng quy định về quản lý Nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan. Cụ thể, Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Bộ Công an là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về dữ liệu cá nhân, trừ phạm vi của Bộ Quốc phòng. Mặt khác, dự thảo cũng quy định trách nhiệm của bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, bên Xử lý dữ liệu, bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu, bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước