Thái Nguyên: Điểm sáng mới của kinh tế xanh Hồ Núi Cốc

Quốc Tùng-Thứ hai, ngày 19/05/2025 11:05 GMT+7

Khu du lịch trọng điểm quốc gia Hồ Núi Cốc.

bangdatally.xyz -Theo ông Nguyễn Quốc Hữu, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên, việc sắp xếp các ĐVHC được tỉnh xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, mang ý nghĩa chiến lược lâu dài.

Kiến tạo chính và kinh tế số ở cấp cơ sở

Không dừng lại ở việc sắp xếp lại các đơn vị địa giới hành chính, tầm nhìn của Thái Nguyên còn vươn xa hơn, hướng tới xây dựng một hệ thống hành chính hiện đại và liên thông. Đây là nền tảng để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, tiến tới hình thành chính quyền số và kinh tế số ngay từ cấp cơ sở.

Việc xây dựng chính quyền số được coi là một trong những trụ cột quan trọng nhất để nâng cao năng lực nội tại của bộ máy nhà nước. Khi các quy trình hành chính được số hóa, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng các dịch vụ công thuận tiện hơn, giảm thiểu thời gian và chi phí.

Cùng với đó, kinh tế số ở cấp cơ sở sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho nền kinh tế địa phương.

Thái Nguyên: Điểm sáng mới của kinh tế xanh Hồ Núi Cốc - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quốc Hữu, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên.

Ông Nguyễn Quốc Hữu, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh: “Thông qua việc sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu từng bước nâng cao năng lực nội tại của bộ máy nhà nước, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư công, sử dụng hợp lý các nguồn lực về tài chính, tài sản công và nguồn nhân lực”. Thái Nguyên đang định vị mình không chỉ là một trung tâm hành chính vững mạnh mà còn là một động lực quan trọng của kinh tế số, kinh tế xanh trong khu vực và cả nước.

Tạo không gian phát triển và thúc đẩy kinh tế xanh

Thái Nguyên: Điểm sáng mới của kinh tế xanh Hồ Núi Cốc - Ảnh 2.

Xây dựng chính quyền số được coi là một trong những trụ cột quan trọng.

Một trong những mục tiêu chiến lược khác của việc sắp xếp ĐVHC là hình thành các ĐVHC có quy mô hợp lý, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khi các đơn vị hành chính được hợp nhất, quy mô lớn hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch tổng thể, triển khai các dự án lớn mà không bị vướng mắc bởi ranh giới hành chính manh mún. Điều này giúp tránh tình trạng phân tán nguồn lực, tạo sức bật mạnh mẽ cho sự phát triển của các địa phương.

Việc này góp phần quan trọng vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và xây dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại. Đặc biệt, việc sắp xếp ĐVHC còn được kỳ vọng sẽ tạo ra không gian phát triển mới, tạo động lực tăng trưởng cực mạnh, và quan trọng hơn cả là tăng tỷ lệ kinh tế xanh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Kinh tế xanh là một trong những xu hướng phát triển tất yếu của thế giới, hướng tới sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Việc tích hợp mục tiêu kinh tế xanh vào chiến lược cải cách hành chính cho thấy tầm nhìn chiến lược và trách nhiệm của Thái Nguyên đối với tương lai bền vững.

Ông Hữu cho biết thêm: “Một môi trường hành chính minh bạch, hiệu quả sẽ là nam châm thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững”. Điều này đặc biệt đúng với định hướng phát triển kinh tế xanh, nơi các nhà đầu tư quan tâm đến các dự án bền vững, thân thiện với môi trường.

Biểu tượng của kinh tế xanh và du lịch bền vững

Thái Nguyên: Điểm sáng mới của kinh tế xanh Hồ Núi Cốc - Ảnh 3.

Quy hoạch xã Đại Phú (sau sắp xếp ĐVHC) nhằm khơi dậy và phát triển toàn diện tiềm năng kinh tế của vùng du lịch trọng điểm quốc gia Hồ Núi Cốc.

Để minh họa cho tầm nhìn này, ông Nguyễn Quốc Hữu đã chia sẻ về một điển hình cụ thể sắp tới của Thái Nguyên: xã Đại Phúc (khi được sắp xếp) tại khu vực Hồ Núi Cốc. Xã Đại Phúc sẽ được thành lập trên cơ sở nhập 5 xã, thị trấn: Phúc Xuân, Phúc Trìu (của TP. Thái Nguyên), Hùng Sơn, Tân Thái (của huyện Đại Từ) và Phúc Tân (của TP. Phổ Yên), với trụ sở ĐVHC đặt tại xã Phúc Xuân.

Việc quy hoạch xã Đại Phúc được thực hiện dựa trên khảo sát quy hoạch của huyện và thành phố, nhằm khơi dậy và phát triển toàn diện tiềm năng kinh tế của vùng du lịch trọng điểm quốc gia Hồ Núi Cốc. Với diện tích rất lớn, bao trùm toàn bộ khu du lịch này, xã Đại Phúc hứa hẹn sẽ trở thành một điểm đến du lịch hàng đầu.

Đúng với tên gọi “Đại Phúc” – mang ý nghĩa phúc lớn, may mắn lớn, xã này sẽ tập trung chuyển mạnh về kinh tế xanh, với định hướng quy hoạch các khách sạn, nhà hàng, sân golf… Đây là mô hình phát triển kinh tế du lịch chất lượng cao, thân thiện với môi trường, khai thác tối đa vẻ đẹp tự nhiên của Hồ Núi Cốc.

Ông Hữu chia sẻ thêm về mục tiêu đầy tham vọng: “Chúng tôi định hướng trong tương lai gần thu ngân sách của xã Đại Phúc đạt tới 500 tỷ đồng, hướng đến năm 2030 thu ngân sách đạt tới 1000 tỷ đồng, trở thành một xã mục tiêu kinh tế xanh”. Mục tiêu này không chỉ thể hiện sự tự tin vào tiềm năng của Đại Phúc mà còn là minh chứng cho hiệu quả của việc quy hoạch ĐVHC lớn, tập trung nguồn lực để tạo ra những đột phá kinh tế.

Với những bước đi chiến lược trong việc sắp xếp ĐVHC, Thái Nguyên không chỉ tạo ra một bộ máy hành chính tinh gọn, hiện đại mà còn mở ra không gian rộng lớn cho sự phát triển của chính quyền số và kinh tế xanh.

Sự đồng bộ, quyết liệt trong triển khai các chủ trương lớn, cùng với những mục tiêu cụ thể, táo bạo như trường hợp xã Đại Phúc, cho thấy một Thái Nguyên đang vững bước trên con đường hiện thực hóa khát vọng vươn mình mạnh mẽ, trở thành một cực tăng trưởng năng động, bền vững trong khu vực và cả nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

kinh tế xanh

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước