Nửa thế kỷ vang khúc khải hoàn

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 01/05/2025 21:52 GMT+7

bangdatally.xyz - 50 năm trước, từ chốn tăm tối và nơi tuyến lửa, những con người kiên trung đã đứng dậy, góp phần làm nên khúc khải hoàn lịch sử, thống nhất đất nước.

Đã qua rồi những năm tháng thương đau

Cách đây 50 năm, những người tù chính trị Côn Đảo đã tự giải phóng cho mình.

Trong suốt hơn một thế kỷ tồn tại, nhà tù Côn Đảo đã giam giữ và đày đọa hàng chục nghìn người yêu nước Việt Nam thuộc nhiều thế hệ - trong đó có không ít nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng.

Nơi từng được mệnh danh là "địa ngục trần gian" ấy, cuối cùng đã được giải phóng. Côn Đảo chấm dứt hơn 100 năm đầy máu và nước mắt, khép lại một chương sử đen tối của chế độ thực dân và đế quốc.

Nửa thế kỷ vang khúc khải hoàn - Ảnh 1.

Nhưng cũng chính trong chốn ngục tù tăm tối ấy, những người cộng sản đã biến nó thành trường học cách mạng - nơi tôi luyện ý chí, hun đúc tinh thần thép cho những chiến sĩ kiên trung.

"Chào Tự Do" - bài hát được sáng tác ngay sau ngày giải phóng Côn Đảo — là lời chào vang vọng từ trái tim của một cựu tù chính trị, người đang mang án chung thân, gửi đến ánh sáng của tự do vừa bừng lên sau ngục tối.

Nửa thế kỷ vang khúc khải hoàn - Ảnh 2.

Côn Đảo là vùng đất từng bị gọi là "địa ngục trần gian" đã được giải phóng. Từ những chuồng cọp, xà lim tăm tối, những bước chân không còn nguyên vẹn đã lần lượt bước ra, mang theo dấu tích của một thời đấu tranh bi tráng.

Trên ngực áo họ, hơn 5.000 ngôi sao đỏ lấp lánh - biểu tượng cho lòng trung kiên, cho lý tưởng không bao giờ tắt.

Hôm qua, họ còn là những người tù; hôm nay, họ trở về - đi trên chính chiếc cầu tàu thấm đẫm máu xương của bao đồng chí đã ngã xuống.

Nửa thế kỷ vang khúc khải hoàn - Ảnh 3.

Đó là nỗi niềm ăn sâu vào tâm thức của những người bị đày ra Côn Đảo, nơi mỗi ngày trôi qua đều là một cuộc đấu tranh để giành giật sự sống trong tuyệt vọng.

Thế nhưng, chiến thắng cuối cùng cũng đến vào ngày 1/5/1975.

Ngày trở về, tại bến Rạch Dừa (Vũng Tàu), ông Thức gặp lại người mẹ già sau bao năm xa cách. Giữa bao nhiêu giọt nước mắt và vòng tay đoàn tụ, ông không ngờ mình lại trở thành nhân vật chính trong một bức ảnh lịch sử là biểu tượng cho khát vọng hòa bình và thống nhất.

Trước đó, ông Thức từng bị đày ra Côn Đảo vì tham gia hoạt động nội tuyến cho lực lượng cách mạng. Và từ chốn "địa ngục trần gian" ấy, ông trở về như một chứng nhân sống của ý chí kiên cường và niềm tin không bao giờ tắt.

Ông Lê Văn Thức, Cựu tù chính trị Côn Đảo cho biết: "Hai mẹ con gặp nhau ôm khóc. Cái hình ảnh đó không bao giờ quên trong suốt cuộc đời mình. Mình ở trong tù mình biết có thể có ngày về nhưng không biết sớm muộn? Còn ở ngoài cha mẹ chờ con ở trong tù biết bao giờ chiến tranh kết thúc mà gặp mặt. Khi mà ôm, hai mẹ con nói rằng là mẹ không nghĩ gặp lại con! Án nhẹ thì người ta còn xuống án người ta về. Án nặng tử hình, dễ gì nó thả. Cho nên mòn mỏi vậy thôi".

Nửa thế kỷ vang khúc khải hoàn - Ảnh 4.

50 năm giải phóng các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long

Khi tin chiến thắng từ Sài Gòn và các địa phương vang vọng về, quân và dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ đồng loạt nổi dậy và tiến công. Trong hai ngày lịch sử 30/4 và 1/5/1975, phần lớn vùng Đồng bằng sông Cửu Long được giải phóng, góp phần quan trọng vào khúc khải hoàn vĩ đại – thống nhất đất nước.

Trong những ngày sôi sục cuối tháng 4 năm 1975, Khu ủy Tây Nam Bộ đã xác định Cần Thơ là trọng điểm chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.

Từ ngày 29/4, các lực lượng vũ trang và biệt động chia làm ba mũi tiến công, đồng loạt áp sát thành phố, mở màn cho một trận đánh mang tính quyết định, góp phần làm nên thắng lợi chung của cả dân tộc.

Nửa thế kỷ vang khúc khải hoàn - Ảnh 5.

Thời điểm này, Cần Thơ là trung tâm đầu não của Vùng IV chiến thuật. Lực lượng, khí tài tập trung nhiều và hiện đại. Được sự chỉ đạo của Khu ủy, Quân khu 9 đã tổ chức đánh chiếm các căn cứ quan trọng của địch. Cùng lúc, lực lượng vũ trang địa phương và biệt động thành phối hợp với quần chúng cách mạng nổi dậy. 14h ngày 30 tháng 4, Cần Thơ được giải phóng.

Thiếu tướng Lê Xã Hội, Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 306, Quân khu 9 cho biết: "8 giờ sáng ngày 30/4, lực lượng vũ trang, dân bí mật và lực lượng biệt động của Cần Thơ đã lọt vào bên trong. Sư đoàn 4 và Trung đoàn 20 đánh chiếm được sân bay Trà Nóc. 12h trưa, các mũi tiến công của chúng ta chiếm lĩnh hầu như gần hết thành phố".

Nửa thế kỷ vang khúc khải hoàn - Ảnh 6.

Thực hiện chủ trương địa phương tự giải phóng, trong ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5, phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long đã được giải phóng. Điều đặc biệt là ở một số tỉnh, việc nổi dậy, giành chính quyền không xảy ra nổ súng, như ở Bạc Liêu. Lợi dụng tâm lý hoang mang, dao động của ngụy quân, phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cùng nhân dân đã vận động Tỉnh trưởng bàn giao chính quyền cho cách mạng.

Với sức mạnh của lòng dân và tinh thần dũng cảm, mưu trí của lực lượng vũ trang, toàn bộ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã được giải phóng trong một thời gian ngắn. Thắng lợi của quân, dân vùng châu thổ đã góp phần quan trọng vào khúc khải hoàn thống nhất non sông, mở ra một trang sử mới cho đất nước Việt Nam.

Nửa thế kỷ vang khúc khải hoàn - Ảnh 7.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước