Khó khăn tìm nơi tái định cư an toàn cho người dân vùng thiên tai

Lam Quỳnh, Thanh Thúy-Thứ năm, ngày 22/05/2025 12:37 GMT+7

bangdatally.xyz - Để lựa chọn được các vị trí an toàn, phù hợp cho cả một cộng đồng dân cư đến tái định cư đang gặp nhiều khó khăn.

Cứ mỗi khi có mưa lớn, nguy cơ sạt lở đất ở các vùng núi lại trở thành nỗi lo đối với bà con và chính quyền địa phương. Để hạn chế thiệt hại về người và của, giải pháp tối ưu nhất là xây dựng, xác định vị trí an toàn để ổn định nơi ở và sinh kế cho người dân miền núi.

Đây không phải là việc cần làm mỗi khi mùa mưa bão đến, mà phải được tính từ sớm, từ xa trong quy hoạch các khu tái định cư và phát triển cơ sở hạ tầng. Trên thực tế, để lựa chọn được các vị trí an toàn, phù hợp cho cả một cộng đồng dân cư đến tái định cư lại đang gặp nhiều khó khăn.

Sau khi căn nhà cũ bị sập đổ hoàn toàn do thiên tai, bà Liễu (xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) được chính quyền địa phương hỗ trợ tìm và xây dựng nơi ở mới. Tuy nhiên, do quỹ đất hạn hẹp, vị trí ngôi nhà mới chỉ cách điểm sạt lở cũ vài chục mét, phía sau là taluy cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn nếu xảy ra mưa lớn.

Khó khăn tìm nơi tái định cư an toàn cho người dân vùng thiên tai - Ảnh 1.

Xác định vị trí an toàn không chỉ là di chuyển người dân khỏi vùng nguy hiểm, mà còn là quá trình đảm bảo cuộc sống ổn định và phát triển lâu dài cho người dân.

"Đến nơi ở mới làm được nhà kiên cố, gia đình yên tâm hơn, tuy nhiên thiên tai không thể nói trước được", bà Lộc Thị Liễu (thôn 3, xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên, Lào Cai) chia sẻ.

"Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan, UBND các xã phối hợp các hộ dân rà soát các vị trí đất cao ráo, đảm bảo không bị sạt lở, không có nguy hiểm mùa mưa bão sắp tới", ông Ngô Hữu Bản (Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Bảo Yên, Lào Cai) cho biết.

Liệu những nơi ở mới của người dân vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai có thực sự an toàn, khi tại nhiều nơi, việc lựa chọn địa điểm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm địa phương, thiếu những đánh giá khoa học bài bản?

"Tài liệu và dữ liệu liên quan đến rủi ro thiên tai hiện nay đang rất ít, rất hiếm. Khi chúng ta đã có bản đồ về rủi ro thiên tai sẽ giúp cho chính quyền địa phương đưa ra quyết định chính xác, bảo đảm cuộc sống an toàn của người dân", PGS. TS. Đỗ Hậu (Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) nhận định.

Do tập tục sinh sống của người dân vùng cao ven sông suối, trên đất dốc, những nơi có nguy cơ dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất nên công tác di dời là cần thiết, nhưng quỹ đất để bố trí, tái định cư lại hạn chế. Điều này đòi hỏi những biện pháp căn cơ, phù hợp với điều kiện thực tế từng khu vực.

"Ở địa phương miền núi địa hình dốc, mặt bằng hiếm, ta có thể làm kè, làm neo, cải tạo, gia cố đất cho ổn định mái dốc. Ta phải có quy hoạch cụ thể, ta chỉ sống một bên bờ suối, sống trên bờ cong nhỏ, bờ bên kia là hành lang thoát lũ, vừa là nơi tăng gia sản xuất và thoát lũ", TS. Nguyễn Quốc Thành (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nêu quan điểm.

Xác định vị trí an toàn không chỉ là di chuyển người dân khỏi vùng nguy hiểm, mà còn là quá trình đảm bảo cuộc sống ổn định và phát triển lâu dài cho người dân. Chỉ khi nào tái định cư được thực hiện một cách bài bản đi cùng với quy hoạch bền vững, mới hạn chế thấp nhất những rủi ro do thiên tai gây nên.

Thiên tai làm 16 người thương vong và nhiều thiệt hại Thiên tai làm 16 người thương vong và nhiều thiệt hại

bangdatally.xyz - Từ ngày 16-19/5 (tính đến 9 giờ ngày 19/5), mưa lớn, sạt lở đất đã làm 9 người chết, 7 người bị thương cùng với nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại các địa phương.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước