Hà Nội: Nhiều nhà xưởng “mọc” trên đất nông nghiệp tại xã Lam Sơn

Nguyễn Quân-Thứ tư, ngày 14/05/2025 10:06 GMT+7

Nhiều nhà xưởng "mọc" trên đất nông nghiệp tại xã Lam Sơn. Ảnh: Lê Đạo

bangdatally.xyz - Nhiều nhà xưởng không phép với quy mô lớn nhỏ khác nhau xuất hiện tràn lan tại xã Lam Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội).

Điều đáng nói, trong giai đoạn Hà Nội đang tổ chức sắp xếp lại các đơn vị hành chính, tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại đây đang có dấu hiệu gia tăng.

Hà Nội: Nhiều nhà xưởng “mọc” trên đất nông nghiệp tại xã Lam Sơn - Ảnh 2.

Chính quyền xã Lam Sơn cho rằng trong thời điểm chuẩn bị sáp nhập, người dân đã tranh thủ xây dựng trái phép.

Xã Lam Sơn (trước ngày 31/12/2024 là hai xã Canh Nậu và Dị Nậu) từ trước đến nay được biết đến là địa phương có truyền thống làm nghề gỗ và thủ công mỹ nghệ. Theo nhiều người dân, vì lí do đó mà vấn đề nhà xưởng đã trở thành nỗi bức thiết thường trực của hàng trăm gia đình tại đây. Thực địa tại xã Lam Sơn những ngày đầu tháng 5/2025, đi dọc theo các trục đường chính, len lỏi vào những ngõ nhỏ, không khó để bắt gặp những công trình xây dựng dang dở hoặc đã hoàn thiện. Các loại hình nhà xưởng cũng đa dạng không kém: từ xưởng cơ khí, chế biến gỗ, kho bãi chứa hàng hóa… Điều đáng nói là, phần lớn trong số này được xây dựng trên đất nông nghiệp, thậm chí có những khu vực trước đây là đất trồng lúa, ao hồ, nay đã biến thành những "cụm công nghiệp" tự phát.

Là địa phương có truyền thống làm đồ gỗ, mỹ nghệ nên nhu cầu nhà xưởng tại xã Lam Sơn là rất lớn. Ảnh: Lê Đạo

"Bây giờ xây dựng một nhà xưởng không khó. Chỉ một hai ngày là có thể hoàn thành một nhà xưởng rộng vài trăm mét vuông. Vấn đề là làm cách gì để trong quá trình xây dựng chính quyền không can thiệp, không bắt buộc tháo dỡ. Điều đó thì mỗi gia đình một kiểu, một cách tiếp cận khác nhau."- Bà Nguyễn Thị M (một người dân khu Cầu Hóp, xã Lam Sơn) cho biết.

Theo ông Nguyễn Trung (người dân thôn Đồng Soi) tình trạng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong khoảng vài năm trở lại đây. Ban đầu chỉ là một vài nhà xưởng nhỏ lẻ, sau đó lan rộng ra thành từng khu, từng cụm. Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang, không canh tác, rồi nhanh chóng được "hô biến" thành mặt bằng xây dựng. Những năm trước, có những trường hợp, đất nông nghiệp vừa mới thu hoạch xong đã thấy xe tải chở vật liệu xây dựng đến san lấp, xây dựng một cách chóng vánh.

Hà Nội: Nhiều nhà xưởng “mọc” trên đất nông nghiệp tại xã Lam Sơn - Ảnh 4.

Nhiều nhà xưởng hoạt động đã lâu.

"Tình trạng xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp gia tăng trong những tháng gần đây. "Nóng" nhất có lẽ từ đầu năm 2025 đến nay. Đó cũng là khoảng thời gian xã Lam Sơn được thành lập sau khi hợp nhất hai xã Canh Nậu và Dị Nậu (ngày 31/12/2024). Địa phương mới chưa thấy có gì mới mẻ thì đã đấy tình trạng xây dựng trái phép tái diễn một cách ồ ạt. Tôi rất thắc mắc, chính quyền tại sao không có những biện pháp xử lý dứt khoát từ đầu, để giờ lại ở vào hoàn cảnh "mất bò mới lo làm chuồng""- Ông Nguyễn Trung không khỏi bức xúc.

Hà Nội: Nhiều nhà xưởng “mọc” trên đất nông nghiệp tại xã Lam Sơn - Ảnh 5.

Theo số liệu UBND xã Lam Sơn cung cấp, 36 trường hợp xây dựng trái phép từ đầu năm 2025 đến nay bị phạt hiện. Ảnh Lê Đạo

Có thể chưa có một thống kê đầy đủ về số lượng nhà xưởng xây dựng trái phép trên địa bàn xã Lam Sơn đến thời điểm này nhưng có một thực tế không khó để nhận biết đó là ô nhiễm môi trường đang có dấu hiệu gia tăng. Hoạt động sản xuất của các nhà xưởng, đặc biệt là các xưởng cơ khí, chế biến gỗ, đồ mỹ nghệ thải ra khói bụi, khí thải, nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí, nguồn nước và đất đai. Mùi hóa chất, tiếng ồn từ máy móc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, oi bức.

Trao đổi với phóng viên Thời báo VTV, ông Nguyễn Trung Chi – Chủ tịch UBND xã Lam Sơn thừa nhận phản ánh của người dân là đúng. " Có nhiều nguyên nhân để xảy ra vi phạm. Cả khách quan lẫn chủ quan. Họ tranh thủ lợi dụng lúc địa phương đang trong giai đoạn sáp nhập nên tranh thủ làm cả sáng, cả tối. Giờ vi phạm nó nhanh lắm, anh em tôi cắt trực ở đây 3 đồng chí thường vụ, trực cả qua đêm luôn." 

Để xảy ra tình trạng xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp, theo lãnh đạo xã Lam Sơn có nhiều nguyên nhân. Ảnh: Lê Đạo

Theo ông Nguyễn Trung Chi, tình trạng vi phạm diễn ra ở những khu vực chuyển đổi mô hình, nằm trên nhiều địa bàn xã như khu Đồng Dưới, khu Đồng Núc, Đồng Dịnh, Quân Kép, Dộc Rác, Khu trường Cấp 2, Đồng Soi, Máng Bảy, thôn 3, thôn 4... Có những nơi, công trình vi phạm là cả cái lán to, rộng hơn 500m2. Trong buổi làm việc, ông Chi cũng cho rằng, nhiều tồn tại từ giai đoạn 2004, trải qua rất nhiều thời gian với nhiều thay đổi các đời lãnh đạo địa phương. "Thời điểm gần đây, tranh thủ giai đoạn sáp nhập, đồng thời nhân lúc lãnh đạo địa phương đi tập huấn, không có mặt ở nhà nên nhiều hộ dân đã tranh thủ xây dựng trái phép."

Theo văn bản Chủ tịch UBND xã Lam Sơn cung cấp tính từ đầu năm 2025 đến nay, xã đã phát hiện 36 trường hợp vi phạm đất đai. Trong đó, đến ngày 05/05/2025 xã đã tuyên truyền vận động các hộ tự tháo dỡ và xử lý dứt điểm 21 trường hợp. Còn lại 15 trường hợp vi phạm, xã đang tiến hành các biện pháp xử lý dứt điểm trong thời gian sớm nhất.

Hà Nội: Nhiều nhà xưởng “mọc” trên đất nông nghiệp tại xã Lam Sơn - Ảnh 8.

Lãnh đạo xã Lam Sơn thừa nhận, để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, người đứng đầu chính quyền địa phương cũng có trách nhiệm.

"Theo tinh thần Nghị quyết 149 Huyện ủy chỉ đạo trách nhiệm người đứng đầu. Dưới góc độ quản lý nhà nước tôi là người phải chịu trách nhiệm khi không phát hiện kịp thời và xử lý chưa triệt để. Thời gian tới chúng tôi sẽ tổ chức kiểm tra thường xuyên và quyết liệt hơn. Không có chuyện bao che cho dân xây dựng nhà xưởng trái phép không đúng với quy định của pháp luật" – Ông Nguyễn Trung Chi cho biết.

Tình trạng nhà xưởng mọc tràn lan trên đất nông nghiệp tại xã Lam Sơn huyện Thạch Thất (Hà Nội) thời gian qua đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả trong công tác quản lý đất đai và quy hoạch phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn ven đô trong giai đoạn hiện nay. Đã đến lúc phải nhận thức một cách rõ ràng rằng, lợi ích kinh tế trước mắt không thể đánh đổi bằng sự hủy hoại tài nguyên đất đai, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước