bangdatally.xyz - Không chỉ là câu chuyện về những đoàn hành quân đặc biệt của vô tuyến truyền hình Việt Nam, PTL Buổi phát sóng lịch sử còn là biểu tượng cho tinh thần hòa hợp dân tộc.

VTV đặc biệt: Buổi phát sóng lịch sử

Bộ phim tài liệu VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử đưa khán giả trở lại với những ngày tháng khó quên của dân tộc năm 1975, với sự kiện tín hiệu Vô tuyến truyền hình Việt Nam được dõng dạc lên sóng khắp miền Nam bằng chính hệ thống truyền hình của chế độ cũ. Không chỉ là câu chuyện về những đoàn hành quân đặc biệt của Vô tuyến truyền hình Việt Nam trong thời điểm ấy mà quan trọng hơn, đó còn là biểu tượng cho tinh thần hòa hợp dân tộc.

GÓC TIẾP CẬN KHÁC BIỆT

Đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), một sự kiện mang ý nghĩa lịch sử trọng đại của dân tộc, Đài THVN triển khai đồng loạt thực hiện nhiều chương trình đặc biệt, đầu tư công phu, kỹ lưỡng, huy động tổng lực từ nhiều đơn vị trên tinh thần tìm tòi sáng tạo, đảm bảo nội dung trang trọng, truyền tải thông điệp ý nghĩa sâu sắc. Một trong những dự án được triển khai từ sớm là bộ phim tài liệu VTV Đặc biệt mang tên Buổi phát sóng lịch sử. Phim là câu chuyện về buổi phát sóng của vô tuyến truyền hình Việt Nam tối 1/5/1975 tại Sài Gòn, nhưng cốt lõi là chiến lược Nam tiến sáng suốt của Lãnh đạo Ủy ban Phát thanh truyền hình về việc tiếp quản Đài truyền hình Sài Gòn. Cùng với đó là các chuyến đi xuyên Việt của nhiều nhóm phóng viên Vô tuyến truyền hình Việt Nam để tụ hội tại Sài Gòn ngày 30/4/1975 và lên sóng ngày 1/5/1975.

VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử: Chuyện kể sau 50 năm về ngày thống nhất trên sóng truyền hình - Ảnh 3.

Trước tháng 4/1975, trong những đoàn quân hướng Nam với tinh thần sẵn sàng cho việc giải phóng miền Nam yêu dấu, có những đoàn hành quân đặc biệt của Vô tuyến truyền hình Việt Nam. Thành viên là những biên tập viên, kỹ thuật viên ưu tú tập kết ra Bắc những năm trước đó, nhiệm vụ của họ là làm sao chương trình truyền hình của Vô tuyến truyền hình Việt Nam ở 58 Quán Sứ lúc ấy sớm được phát sóng tại miền Nam. Chủ trương đầy táo bạo, mang tính chính trị cao này được những người đứng đầu Ủy ban Phát thanh truyền hình, những lãnh đạo của Ban Vô tuyến truyền hình chuẩn bị kỹ lưỡng.

VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử: Chuyện kể sau 50 năm về ngày thống nhất trên sóng truyền hình - Ảnh 4.

Trong chuyến đi dọc đất nước ấy, các mũi tiến quân của vô tuyến truyền hình Việt Nam đã thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, gồm thực hiện phóng sự, tin, bài bằng hình về bước tiến quân vũ bão của bộ đội chủ lực; Tiếp quản và bàn giao các cơ sở phát thanh - truyền hình chế độ cũ cho Ban Quân quản các địa phương (trong trường hợp có địa phương được giải phóng); Xây dựng phương án lắp ghép và thiết lập vận hành trạm phát sóng trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) để phát các chương trình truyền hình của Ban Vô tuyến truyền hình sản xuất tại Hà Nội vào thẳng trung tâm Sài Gòn; Nghiên cứu các hạ tầng kỹ thuật của Đài truyền hình Sài Gòn đang sử dụng để tiếp quản ngay khi giải phóng thành công, sử dụng chính Đài truyền hình Sài Gòn để phát sóng các chương trình của Vô tuyến truyền hình Việt Nam sản xuất. 

Kết quả của các cuộc tiến quân đó là đạt xuất sắc ba trong bốn nhiệm vụ cụ thể, chỉ riêng nhiệm vụ xây trạm phát sóng ở núi Bà Đen không thực hiện do đã giải phóng hoàn toàn miền Nam vào ngày 30/4/1975, vô tuyến truyền hình Việt Nam đã tiếp quản đài phát thanh truyền hình Huế và các trạm tiếp sóng của Việt Nam Cộng hòa tại Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang.

VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử: Chuyện kể sau 50 năm về ngày thống nhất trên sóng truyền hình - Ảnh 5.

Tối 1/5/1975, tín hiệu của Vô tuyến truyền hình Việt Nam được dõng dạc lên sóng khắp miền Nam bằng chính hệ thống truyền hình của chế độ cũ. Câu chuyện về nỗ lực của các thành viên Vô tuyến truyền hình Việt Nam ra sao? Sự giúp sức của những cán bộ, nhân viên đài Truyền hình Việt Nam Cộng hòa như thế nào? Lòng ủng hộ của bà con Sài Gòn thời điểm đó với truyền hình Việt Nam và cả quân giải phóng ra sao, đặc biệt nhất là việc vận hành phát sóng truyền hình ở Sài Gòn và Cần Thơ những ngày này được coi như biểu tượng của sự hòa hợp dân tộc Việt Nam. Những vấn đề này đã được phân tích trả lời trong bộ phim tài liệu VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử.

“Thực ra, câu chuyện này cũng là vấn đề lịch sử” - Đạo diễn - NSND Nguyễn Hoàng Lâm - Phó Trưởng ban Chuyên đề - Khoa giáo, Đài THVN chia sẻ - “Vô tuyến truyền hình Việt Nam vào tiếp quản Đài truyền hình Sài Gòn và trở thành Đài Sài Gòn giải phóng từ 1/5/1975. Việc phát sóng và hoạt động của Đài Sài Gòn giải phóng được duy trì cho đến những năm 80 thì Ủy ban Phát thanh truyền hình Việt Nam đã bàn giao đài này về chức năng quản lý cho Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đương nhiên sự kiện này sẽ là sự kiện khởi nguồn của Đài THVN thành phố Hồ Chí Minh".

Với những người trong cuộc, họ sẽ không bao giờ quên bước ngoặt ấy nhưng những người thế hệ sau ít khi nghĩ rằng sự kiện 1/5/1975 cũng thuộc về một phần lịch sử của chính VTV. Việc từ VTV bàn giao và trở thành HTV thời điểm ấy cũng là một câu chuyện khá thú vị trong “gia đình” truyền hình toàn quốc, khi khúc ngoặt của lịch sử dân tộc cũng là khúc ngoặt của ngành truyền hình.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm

“Có những dấu mốc trong quá trình những người thuộc Đài THVN trực thuộc Ban Vô tuyến truyền hình Việt Nam ngày ấy gây dựng, chuẩn bị thành lập, vận hành và phát triển là những câu chuyện đáng tự hào, như tối 1/5/1975 phát sóng trên Đài Sài Gòn giải phóng và tối 2/5 phát sóng Đài Cần Thơ giải phóng. Hai sự kiện này gắn với những con người thuộc Ủy ban Vô tuyến truyền hình Việt Nam đi từ ngoài Bắc vào trong chiến dịch thần tốc của dân tộc. Đặc biệt hơn, nó gắn với câu chuyện của những người làm nghề truyền hình, một ngành nghề rất hiện đại, với những con người của từng địa phương để biến nó thành câu chuyện hết sức tự nhiên của người dân địa phương", đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm nói tiếp.

"Điều đó càng cho thấy tầm nhìn xa trong chủ trương của lãnh đạo Trung ương đến những người lãnh đạo của Ủy ban Vô tuyến truyền hình Việt Nam cho việc chuẩn bị một sự kiện lớn như vậy. Họ đã từng nghĩ đến việc tiếp quản Đài truyền hình Sài Gòn hơn là xây dựng một hệ thống truyền hình được hỗ trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. Nó cho thấy một sự công nhận với nền truyền hình tốt, đặc biệt là sự hòa hợp dân tộc ở ngành nghề này”.

VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử: Chuyện kể sau 50 năm về ngày thống nhất trên sóng truyền hình - Ảnh 8.

Câu chuyện của Buổi phát sóng lịch sử sẽ được làm rõ thông qua nhiều tư liệu lịch sử, cảnh quay hiện tại và lời kể của các nhân chứng từ hai phía, như nhà quay phim Nguyễn Văn Vinh; nhà báo Huỳnh Văn Tiểng - cựu Trưởng Ban Vô tuyến truyền hình Việt Nam; quay phim Phạm Việt Tùng - một trong những người có mặt trong đoàn quân vô tuyến truyền hình từ Bắc vào Nam; kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - người góp công lớn vào thành công của buổi phát thanh đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam vào ngày 30/4/1975, đồng thời cũng là người hỗ trợ sinh viên bảo vệ Đài truyền hình Sài Gòn chờ những đoàn quân miền Bắc vào tiếp quản….

“Những tính toán ban đầu của chúng ta đã thể hiện một tầm nhìn xa của Trung ương trong việc tiếp quản và làm chủ công nghệ mới, hoàn toàn hiện đại trong bối cảnh truyền hình thời điểm đó cực kỳ đòi hỏi về công nghệ cao. Bên cạnh đó, bộ phim cũng làm rõ vai trò của Ban Vô tuyến truyền hình Việt Nam, với những đánh giá tầm xa về mặt chuyên môn, kỹ thuật trong việc tiếp quản tại Sài Gòn lúc ấy, như cử nhân sự đi học tại Cu Ba, chọn lựa ekip vào Nam tiếp quản là những người đã từ miền Nam tập kết ra Bắc trước đó…”, đạo diễn - NSND Nguyễn Hoàng Lâm chia sẻ về bộ phim.

VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử: Chuyện kể sau 50 năm về ngày thống nhất trên sóng truyền hình - Ảnh 9.
VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử: Chuyện kể sau 50 năm về ngày thống nhất trên sóng truyền hình - Ảnh 10.

Thách thức lớn nhất khi thực hiện bộ phim tài liệu Buổi phát sóng lịch sử nằm ở việc các nhân chứng có mặt trong sự kiện này không còn nhiều hoặc tuổi đã cao. Tuy nhiên, đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm cho biết cách đây nhiều năm ekip sản xuất đã may mắn có cơ hội phỏng vấn một số nhân vật quan trọng như nhà báo Huỳnh Văn Tiểng, nhà báo Trịnh Lý Thản, quay phim Nguyễn Văn Vinh. Họ đã chia sẻ câu chuyện về những đoàn quân vô tuyến truyền hình Việt Nam từ Bắc vào Nam trong năm 1975… Hiện tại, những nhân vật này đều đã qua đời nên những tư liệu này càng trở nên quý giá hơn.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm cho biết ekip đã có sự chuẩn bị cho bộ phim từ sớm nên việc liên hệ, tiếp cận nhân vật thuận lợi. Anh và các đồng nghiệp đã có chuyến công tác gặp gỡ những nhân vật từng tham gia sự kiện phát sóng ngày 1/5/1975 tại Sài Gòn, những thế hệ sau của các nhân vật tham gia đoàn hành quân đặc biệt của Vô tuyến truyền hình Việt Nam vào miền Nam thời ấy.

“Thực tế, sau những năm đầu tiên hoạt động của các đài như Đài Sài Gòn giải phóng, Đài Cần Thơ giải phóng và Đài Huế giải phóng, những người từng tham gia sự kiện phát sóng ngày 1/5/1975 hiện tại cư trú ở những nơi tản mát, như ở Huế có một nhân vật năm nay đã hơn 90 tuổi. Điều tích cực là những nhân vật ấy vẫn tạm dừng ký ức của họ tại thời điểm lịch sử ấy một cách khá rõ nét, không bị nhiều ảnh hưởng của sự thay đổi hay biến động của ngành truyền hình hiện đại như ở thành phố lớn. Mặt trái là họ như những người ẩn dật nên khi việc tìm thấy họ cũng là một khó khăn. Tuy vậy, công tác chuẩn bị cho phim này từ khá sớm nên việc kết nối liên hệ, thăm dò nhân vật đa phần thuận lợi”, đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm kể lại.

“Sự đóng góp của các nhân vật đều là những góc nhìn trên nhiều góc độ khác nhau. Có những góc độ mang tính cá nhân nhưng rất cá tính, không bị theo lỗi mòn truyền thống” - Đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm nói về các nhân vật trong phim - “Có những lối mòn đã được khai thác thường xuyên hàng năm, những câu chuyện này sẽ được đưa lên và dễ gây ra sự quen thuộc. Nhưng nếu có sự bổ sung từ những mảnh ghép mang tính cá nhân, nhìn nhận cá nhân, ký ức cá nhân và đánh giá cá nhân, đặc biệt là cảm xúc cá nhân về các sự kiện trước, trong và sau buổi phát sóng vào ngày 1/5/1975 tại Sài Gòn, Cần Thơ thì sẽ có bức tranh hoàn hảo hơn và đặc biệt là rất nhân văn”.

VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử: Chuyện kể sau 50 năm về ngày thống nhất trên sóng truyền hình - Ảnh 12.

“Qua chính họ, tôi được biết những nơi là Đài Sài Gòn giải phóng, Đài Cần Thơ giải phóng, Trạm Phát sóng Quy Nhơn, Trạm phát sóng của Huế và Đài Huế giải phóng đều mang tính trọng yếu cho vấn đề kỹ thuật, một vấn đề mang tính sống còn trong truyền hình. Trước năm 1975, 4 trong năm vị trí quản lý các nơi này đều là sĩ quan của chế độ Việt Nam Cộng hòa gánh vác. Trong khối hồ sơ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, chúng tôi đã khai thác ra tên của một trong số những người này vẫn còn được lưu trữ. Những quyết định gắn với sự tham gia của họ cũng có từ sớm. Điều ấy có nghĩa là đến ngày 30/4/1975, họ đã ở lại - hay thậm chí nói như ông Phan Trương Định, họ thậm chí còn nhận lương hưu từ truyền hình Việt Nam, vậy những ký ức về họ thông qua các nhân viên khác - mang tính trực tiếp hơn với họ - sẽ là mảnh ghép cho ra một bức tranh được nhiều sắc thái khác nhau hơn”, đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm nói tiếp.

Bên cạnh đó, ekip sản xuất cũng tiếp cận nguồn tư liệu viết về hoạt động của Đài truyền hình Sài Gòn từ những năm 1965 - 1975, cho thấy sự đầu tư bài bản chuyên nghiệp trong lĩnh vực truyền hình ở Sài Gòn. “Việc chúng ta đón đầu và tiếp quản được khối cơ sở vật chất này càng cho thấy chúng ta đang đứng trên vai người khổng lồ”, nhà báo Nguyễn Hoàng Lâm nhận định.

VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử: Chuyện kể sau 50 năm về ngày thống nhất trên sóng truyền hình - Ảnh 13.

“Để có được buổi phát sóng lịch sử là kết tinh của sự tính toán đường dài, sự sáng suốt của Trung ương. Nhưng có một điều không nhỏ nữa là tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc giữa những người từ Bắc vào và những nhân viên của đài truyền hình Việt Nam Cộng hòa” - Đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm cho biết - “Khi giải phóng, những nhân viên của đài truyền hình Việt Nam cộng hòa tản đi hết, nhưng khi được kêu gọi quay trở lại, ngay lập tức hai bên đã sự hợp tác tạo ra buổi phát hình đầu tiên. Đây là một thắng lợi về lịch sử và cả về chính trị của một ngành báo chí còn non trẻ ở Việt Nam, nhưng lại là một ngành báo chí hiện đại”.

“Khi đi làm bộ phim này tôi vẫn thắc mắc, với quan hệ bề dày truyền thống trong chiến tranh và trước đó giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa truyền thống, tại sao chúng ta không học nghiệp vụ truyền hình ở những nước ấy. Họ cũng sẵn sàng xây dựng cơ sở của đài truyền hình, thậm chí ngành truyền hình cho cả nước ta với hệ thống họ đang duy trì nhưng chúng ta lại sang Cu Ba - đất nước sát nước Mỹ - để học truyền hình? Thực tế, với hệ thống truyền hình của Mỹ được lắp đặt tại Sài Gòn trước năm 1975, đó là hệ thống tương đối tương đồng với Cuba. Riêng câu chuyện này, những người làm truyền hình thời điểm ấy đã có góc tiếp cận khá khác biệt so với những lĩnh vực khác. Việc nhắm đến ra đời vô tuyến truyền hình ở Quán Sứ cũng tạo cơ sở cho việc làm sao tiếp quản truyền hình Việt Nam một cách thống nhất với Sài Gòn. Điều đó thể hiện niềm tin về sự thống nhất đất nước là một điều hiển nhiên".

VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử: Chuyện kể sau 50 năm về ngày thống nhất trên sóng truyền hình - Ảnh 15.

"Bên cạnh đó, họ không muốn có sự khác biệt nào trong ngành truyền hình về mặt nghiệp vụ nên Trung ương đã định hướng về việc cần có sự hòa nhập, tiếp nối để lập tức tiếp quản được Đài truyền hình Sài Gòn ngay khi nước nhà thống nhất. Riêng câu chuyện này đã thể hiện nhiều về tính dự báo, cái nhìn đường dài trong một ngành truyền thông hiện đại ở thời điểm đó mà vài chục năm sau vẫn khẳng định được vai trò của mình”, đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm nói tiếp.

Với sự kết hợp giữa điện ảnh và phim tài liệu, Buổi phát sóng lịch sử sử dụng thủ pháp kể chuyện tự sự, chủ yếu dùng lời phỏng vấn nhân vật để làm nội dung kể chuyện chính trong phim, hạn chế dùng lời bình, đồng thời hớng tới những hiệu quả điện ảnh truyền hình cao nhất, hấp dẫn, thu hút người xem và thể hiện được yếu tố cá nhân trong cách kể chuyện. Phim sẽ mang tới một góc nhìn khác về chiến thắng lịch sử 30/4 của dân tộc.

Phim tài liệu VTV Đặc biệt - Buổi phát sóng lịch sử sẽ được phát sóng vào 20h10 ngày 1/5 trên kênh VTV1. Mời quý vị và các bạn đón xem!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

X

ĐANG PHÁT

Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước