Mật mã thời Thế chiến II từng khiến cả đội ngũ thiên tài mất hàng năm giải mã, nay bị AI “bẻ khoá” trong vài phút

Anh Việt-Thứ năm, ngày 08/05/2025 22:05 GMT+7

bangdatally.xyz - Khi tích hợp cùng sức mạnh tính toán của các trung tâm dữ liệu hiện đại, quá trình "bẻ khóa" Enigma sẽ diễn ra "trong thời gian rất ngắn".

Chiếc máy mã hóa Enigma từng là nỗi ám ảnh của phe Đồng minh trong Thế chiến II. Được phát triển bởi chế độ Đức quốc xã, Enigma có thể tạo ra hàng tỷ tỷ khả năng mã hóa, khiến việc giải mã bằng tay gần như bất khả thi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trí tuệ nhân tạo, nếu đối mặt với sức mạnh tính toán hiện nay, Enigma "không trụ nổi quá vài phút".

Phát biểu tại Đại học Oxford, Giáo sư Michael Wooldridge, chuyên gia về khoa học máy tính và AI, nhận định rằng Enigma sẽ hoàn toàn bất lực trước máy tính hiện đại và các kỹ thuật thống kê hiện đại. 

"Công nghệ hiện tại sẽ khiến những gì Turing và đồng đội làm được khi xưa trở nên đơn giản đến không ngờ", ông nói.

Mật mã thời Thế chiến II từng khiến cả đội ngũ thiên tài mất hàng năm giải mã, nay bị AI “bẻ khoá” trong vài phút - Ảnh 1.

Chiếc máy mã hóa Enigma có thể tạo ra hàng tỷ tỷ khả năng mã hóa, khiến việc giải mã bằng tay gần như bất khả thi.

Trong Thế chiến II, nhà khoa học thiên tài Alan Turing cùng nhóm giải mã tại Bletchley Park đã mất nhiều năm phát triển các máy "Bombe" – những máy cơ học được lập trình cứng để thử các tổ hợp mã hóa Enigma. Đến năm 1943, họ mới có thể giải mã khoảng hai tin nhắn mỗi phút, một tốc độ được xem là đáng kinh ngạc với thời điểm đó.

Tuy nhiên, với máy tính hiện đại và AI, toàn bộ logic giải mã Enigma có thể được mô phỏng lại dễ dàng bằng phần mềm. Wooldridge thậm chí tiết lộ rằng ChatGPT có thể thực hiện điều này. Khi tích hợp cùng sức mạnh tính toán của các trung tâm dữ liệu hiện đại, quá trình "bẻ khóa" Enigma sẽ diễn ra "trong thời gian rất ngắn".

Bản thân cấu trúc của Enigma, vốn bao gồm ba rô-to với 26 vị trí, một tấm phản xạ và bảng đổi chữ cái, tạo nên một hệ thống cực kỳ phức tạp. Song nó cũng tồn tại một số điểm yếu cố hữu. Một trong những lỗ hổng là không có chữ cái nào được mã hóa thành chính nó, và đây chính là yếu tố mà Turing cùng đồng đội tận dụng để thu hẹp không gian tìm kiếm.

Tiến sĩ Mustafa A. Mustafa, giảng viên cao cấp về an ninh phần mềm tại Đại học Manchester, cho biết bản thân chiến thắng trước Enigma là nhờ vào sự tự động hóa "brute-force" - tức thử mọi tổ hợp có thể với sự trợ giúp của các máy cơ điện.

"Ngày nay, quy trình đó có thể được thực hiện gọn gàng bằng phần mềm chạy trên phần cứng hiện đại", ông nói.

Mật mã thời Thế chiến II từng khiến cả đội ngũ thiên tài mất hàng năm giải mã, nay bị AI “bẻ khoá” trong vài phút - Ảnh 2.

"Bombe" - những máy cơ học được lập trình cứng để thử các tổ hợp mã hóa Enigma

Thậm chí, các nhà nghiên cứu từng dùng AI học tiếng Đức từ truyện cổ Grimm, kết hợp cùng 2.000 máy chủ ảo, để giải mã thành công một thông điệp Enigma chỉ trong vòng 13 phút - theo một phương pháp khác chậm hơn.

Tuy nhiên, Wooldridge lưu ý rằng không phải tất cả các hệ mã hiện đại đều dễ bị khuất phục như Enigma. Hệ mã RSA, vốn dựa trên việc phân tích các số nguyên tố lớn, vẫn được xem là an toàn trước phương pháp brute-force. Dù vậy, ông cảnh báo rằng nếu máy tính lượng tử đạt được bước đột phá, ngay cả RSA cũng có thể bị vượt qua.

"Enigma ngày nay không có cửa trước công nghệ hiện đại," Wooldridge kết luận. "Nhưng thời điểm Turing làm được điều đó, trong điều kiện chiến tranh, giới hạn công nghệ, và thời gian gấp rút, đó vẫn là một kỳ tích khó lặp lại."

Tiến sĩ Mustafa đồng tình: "Nếu không giải mã được Enigma kịp thời, có thể chiến tranh đã kéo dài thêm nhiều năm"

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước