WHO thông qua thỏa thuận đột phá về ứng phó đại dịch

Quỳnh Chi (Theo AP, CNA)-Thứ tư, ngày 21/05/2025 09:37 GMT+7

Tổng Giám đốc WHO phát biểu tại Đại hội Y tế Thế giới lần thứ 78 (WHA78) ở trụ sở châu Âu của Liên hợp quốc, Geneve, Thụy Sĩ, ngày 20/5 (Ảnh: AP)

bangdatally.xyz - Các quốc gia thành viên của WHO hôm 20/5 đã phê duyệt thỏa thuận nhằm ngăn ngừa, chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với các đại dịch trong tương lai sau đại dịch COVID-19.

Tiếng vỗ tay vang lên liên tục trong hội trường ở Geneve (Thụy Sĩ), nơi tổ chức hội nghị thường niên của WHO - khi biện pháp này được thông qua mà không có sự phản đối sau 3 năm tranh luận.

Mỹ - theo truyền thống là nhà tài trợ hàng đầu cho cơ quan y tế của Liên hợp quốc - không tham gia vào các giai đoạn cuối cùng của quá trình thỏa thuận về đại dịch sau khi chính quyền Trump tuyên bố Washington rút khỏi WHO.

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và ca ngợi sự thể hiện của chủ nghĩa đa phương.

Trước đó, vào ngày 19/5, các nước thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 19/5 đã bỏ phiếu ủng hộ Thỏa thuận Đại dịch - một thỏa thuận toàn cầu mang tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai. 124 nước bỏ phiếu ủng hộ. 11 nước bỏ phiếu trắng. Không có nước nào bỏ phiếu chống.

Đây là kết quả của 3 năm đàm phán khó khăn nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu, giúp thế giới khỏe mạnh hơn và an toàn hơn trước các mối đe dọa do các tác nhân gây bệnh và virus có nguy cơ gây ra đại dịch như COVID-19.

Các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tham gia Đại hội Y tế Thế giới lần thứ 78 (WHA78) ở Geneve, Thụy Sĩ.

"Tại đại hội này, các quốc gia thành viên sẽ xem xét và hy vọng sẽ thông qua Thỏa thuận Đại dịch của WHO" - Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong bài phát biểu khai mạc đại hội - "Đây thực sự là một khoảnh khắc lịch sử".

Sau hơn 3 năm đàm phán, văn bản thỏa thuận đã được hoàn thiện với sự đồng thuận vào tháng 4 năm nay.

Mỹ đã rút khỏi các cuộc đàm phán sau quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc kích hoạt quá trình rút khỏi WHO trong một năm.

Thỏa thuận về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch dự kiến ​​nhằm mục đích phát hiện và chống lại đại dịch tốt hơn bằng cách tập trung vào sự phối hợp và giám sát quốc tế chặt chẽ hơn, cũng như tiếp cận vaccine và phương pháp điều trị công bằng hơn.

WHO thông qua thỏa thuận đột phá về ứng phó đại dịch - Ảnh 1.

Các quốc gia thành viên của WHO đã thông qua thỏa thuận nhằm ngăn ngừa, chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với các đại dịch trong tương lai sau đại dịch COVID-19. (Ảnh: Getty Images)

Các cuộc đàm phán trở nên căng thẳng trong bối cảnh bất đồng giữa các nước giàu và đang phát triển với các nước nghèo bị hạn chế quyền tiếp cận vaccine trong đại dịch COVID-19. Thỏa thuận đã vấp phải sự phản đối từ những đại diện cho rằng nó sẽ xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Các quốc gia có thời gian cho đến tháng 5/2026 để thảo luận chi tiết về Cơ chế Tiếp cận và Chia sẻ Lợi ích Tác nhân Gây bệnh (PABS) của thỏa thuận. Cơ chế PABS liên quan đến việc chia sẻ quyền tiếp cận các tác nhân gây bệnh có khả năng gây ra đại dịch và chia sẻ lợi ích thu được từ chúng - gồm vaccine, xét nghiệm và phương pháp điều trị.

Các quốc gia hy vọng sẽ thông qua phụ lục của hiệp ước vào kỳ họp năm 2025, trong đó đảm bảo rằng các quốc gia chia sẻ mẫu virus sẽ nhận được xét nghiệm, thuốc men và vaccine được sử dụng để chống lại đại dịch, theo cái gọi là hệ thống Chia sẻ lợi ích và Tiếp cận mầm bệnh. Tối đa 20% các sản phẩm như vậy sẽ được trao cho WHO để đảm bảo rằng các nước đang phát triển có thể tiếp cận các sản phẩm đó.

Cũng vào ngày 20/5, các nước thành viên đã đồng ý tăng 20% ​​phí mà các quốc gia phải trả cho WHO, nhằm nỗ lực cung cấp nguồn tài trợ thường xuyên hơn so với nguồn hỗ trợ tự nguyện - thường là theo chương trình cụ thể, ít nhất quán và thường chiếm phần lớn ngân sách của tổ chức này.

Trung Quốc cam kết tăng gấp đôi sự ủng hộ của mình đối với WHO cả về mặt chính trị và tài chính. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Quốc Trung khẳng định tất cả các bên cần phải kiên quyết ủng hộ WHO đóng vai trò điều phối trung tâm trong quản trị y tế toàn cầu, chúng tay hỗ trợ WHO thực hiện nhiệm vụ của mình theo cách độc lập, chuyên nghiệp và dựa trên khoa học.

Trung Quốc sẽ cung cấp thêm một hạn ngạch hỗ trợ tài chính cho WHO, có thể lên tới 500 triệu USD trong 5 năm tới - bao gồm các khoản phí tư cách thành viên WHO của Bắc Kinh, cũng như một số đóng góp tự nguyện và những dự án được hỗ trợ thông qua các chương trình phát triển và hợp tác của Trung Quốc.

WHO đạt thỏa thuận ứng phó đại dịch trong tương lai WHO đạt thỏa thuận ứng phó đại dịch trong tương lai

bangdatally.xyz - Hôm 12/4, các thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc cho một hiệp ước quốc tế ứng phó với đại dịch trong tương lai.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước