"Trăng hoa" rực sáng giữa bầu trời đêm tháng 5

Mạnh Dương (Theo CNN)-Thứ năm, ngày 15/05/2025 21:43 GMT+7

Hiện tượng

bangdatally.xyz - Người yêu thiên văn đã có cơ hội chiêm ngưỡng "Trăng hoa" vào tối 12 và 13/5 vừa qua – lần trăng tròn cuối cùng trong chuỗi micromoon của năm 2025.

Vào hai đêm 12 và 13/5, người yêu thiên văn trên khắp thế giới đã được chứng kiến hiện tượng Trăng tròn tháng 5, còn gọi là "Trăng hoa", xuất hiện rực sáng trên bầu trời đêm. Dù là một micromoon - thời điểm Mặt Trăng ở xa Trái Đất nhất trong năm - Trăng hoa vẫn nổi bật giữa bầu trời mùa xuân.

Theo EarthSky, Mặt Trăng đạt cực đại vào lúc 12h56 trưa 13/5 (giờ miền Đông Mỹ), nhưng có thể quan sát rõ ràng vào hai buổi tối trước và sau đó. Đây là lần Trăng tròn thứ ba và cũng là cuối cùng trong chuỗi ba micromoon liên tiếp của năm 2025. Theo NASA, lần này Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 405.456 km - xa hơn mức trung bình gần 21.000 km.

Tên gọi "Trăng hoa" bắt nguồn từ người Comanche, ám chỉ thời điểm hoa nở rộ trong năm. Nhiều bộ tộc bản địa Bắc Mỹ cũng có tên gọi riêng cho hiện tượng này như "Trăng dâu tằm", "Trăng ếch", "Trăng nở hoa" hay "mùa lá xanh".

Trăng tròn tháng 5 - Trăng hoa rực sáng giữa bầu trời đêm đầu tuần - Ảnh 1.

Trăng tròn lặn sau Nhà thờ Thánh Isaac ở St. Petersburg, Nga, sáng 13/5/2025. (Ảnh: AP)

Các kỳ Trăng tròn còn lại trong năm 2025

Sau Trăng hoa tháng 5, còn lại 7 kỳ Trăng tròn trong năm 2025, trong đó có ba siêu Trăng đáng chú ý vào các tháng cuối năm:

11/6: Trăng dâu

10/7: Trăng hươu đực

9/8: Trăng cá tầm

7/9: Trăng ngô

6/10: Trăng thu hoạch (siêu Trăng)

5/11: Trăng hải ly (siêu Trăng)

4/12: Trăng lạnh (siêu Trăng)

Hai hiện tượng thiên văn nổi bật trong mùa thu tới

Bên cạnh các kỳ Trăng tròn, hai hiện tượng thiên văn quan trọng cũng được dự báo trong nửa cuối năm:

Nguyệt thực toàn phần ngày 7 và 8/9, quan sát tốt từ châu Âu, châu Á, châu Phi, Australia và Nam Mỹ. Mặt Trăng sẽ chuyển sang màu đỏ cam đặc trưng, thường được gọi là "Trăng máu".

Nhật thực một phần vào ngày 21/9, quan sát được tại một số khu vực ở Australia, Nam Cực và Thái Bình Dương. Trong hiện tượng này, Mặt Trăng che khuất một phần Mặt Trời, tạo hình "vết cắn".

Hôm nay, thế giới đón nguyệt thực toàn phần và siêu trăng máu Hôm nay, thế giới đón nguyệt thực toàn phần và siêu trăng máu Nguyệt thực dài nhất thế kỷ sắp diễn ra vào ngày 19/11 Nguyệt thực dài nhất thế kỷ sắp diễn ra vào ngày 19/11 Tại sao mặt trăng chuyển sang màu đỏ khi nguyệt thực toàn phần? Tại sao mặt trăng chuyển sang màu đỏ khi nguyệt thực toàn phần?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước