Phát hiện hành tinh lạnh giá trong "vùng cấm" của vũ trụ

PV (T/h)-Thứ năm, ngày 15/05/2025 06:30 GMT+7

Ngôi sao lùn trắng WD 1856+534, cách Trái đất 82 năm ánh sáng trong chòm sao Thiên Long (Draco), đã 5,8 tỉ năm tuổi (Ảnh: Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA)

bangdatally.xyz - Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong "vùng cấm".

Các nhà thiên văn học vừa có một phát hiện đột phá khi xác nhận sự tồn tại của một hành tinh lạnh giá đang quay quanh một ngôi sao lùn trắng trong vùng không gian được gọi là "vùng cấm" - nơi thông thường các hành tinh không thể tồn tại.

Ngôi sao lùn trắng WD 1856+534, cách Trái đất 82 năm ánh sáng trong chòm sao Thiên Long (Draco), đã 5,8 tỷ năm tuổi. Vào năm 2020, vệ tinh TESS của NASA cùng với một số đài quan sát mặt đất đã phát hiện một vật thể có kích thước tương đương sao Mộc quay quanh ngôi sao này với chu kỳ 1,4 ngày.

Mới đây, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Mary Anne Limbach thuộc Đại học Michigan dẫn đầu đã sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb để xác nhận vật thể này, được đặt tên là WD 1856+534b, chính là một hành tinh. Điều đáng chú ý là hành tinh này nằm ở vị trí rất gần ngôi sao chủ, gần hơn 30 lần so với khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt Trời.

Theo các nhà khoa học, khi các ngôi sao có khối lượng thấp đến trung bình như Mặt Trời cạn kiệt nhiên liệu hạt nhân, chúng sẽ phình to thành sao khổng lồ đỏ trước khi thoát ra lớp vỏ ngoài và để lại một lõi đặc - được gọi là sao lùn trắng. Thông thường, các hành tinh nằm trong bán kính hai đơn vị thiên văn, hay "vùng cấm", sẽ bị phá hủy trong quá trình này.

Qua phân tích tín hiệu thu được từ Kính viễn vọng James Webb, các nhà nghiên cứu xác định WD 1856+534b có khối lượng gấp khoảng 5,2 lần Sao Mộc và nhiệt độ bề mặt là -52oC, khiến nó trở thành ngoại hành tinh lạnh nhất từng được quan sát trực tiếp ánh sáng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải là hành tinh lạnh nhất được biết đến, khi mà hành tinh OGLE-2005-BLG-390Lb gần trung tâm dải Ngân Hà có nhiệt độ bề mặt khoảng -223oC.

Các nhà khoa học cho rằng WD 1856+534b ban đầu có quỹ đạo xa hơn và đã di chuyển vào "vùng cấm" sau khi ngôi sao chủ đã ổn định thành sao lùn trắng, có thể do ảnh hưởng hấp dẫn từ một hành tinh hoặc ngôi sao khác.

Xác định một hành tinh của hệ Mặt Trời vẫn “còn sống” Xác định một hành tinh của hệ Mặt Trời vẫn “còn sống” Một tiểu hành tinh kích thước bằng ô tô đang áp sát Trái đất Một tiểu hành tinh kích thước bằng ô tô đang áp sát Trái đất Liệu người ngoài hành tinh có tồn tại? Liệu người ngoài hành tinh có tồn tại?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước