Manh mối của sự sống từ 500.000 vệt sáng tối bí ẩn trên Sao Hỏa?

PV (t/h)-Thứ sáu, ngày 23/05/2025 19:10 GMT+7

Bản đồ phân bố các vệt sáng và tối trên Sao Hỏa - (Ảnh: Nature Communications)

bangdatally.xyz - Những vệt sáng và tối xuất hiện rải rác trên các sườn dốc của Sao Hỏa đã khơi dậy trí tò mò của giới khoa học.

Theo tạp chí Science Alert, một nghiên cứu mới do các nhà khoa học đến từ Đại học Bern (Thụy Sĩ) phối hợp với Đại học Brown (Mỹ) thực hiện đã cung cấp thêm những bằng chứng thuyết phục nhằm giải mã hiện tượng kỳ lạ này. Những vệt bất thường từng được ghi nhận qua các hình ảnh do tàu quỹ đạo của NASA gửi về Trái Đất từ nhiều năm trước.

Hình ảnh vệ tinh tại khu vực miệng hố Palikir của Sao Hỏa cho thấy các dải tối trải dài trên các triền dốc - một khung cảnh khiến các nhà nghiên cứu không khỏi đặt câu hỏi: Điều gì đang xảy ra trên bề mặt hành tinh này?

Ban đầu, nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải. Một số nhà khoa học cho rằng đây có thể là những vệt nước mặn tan chảy theo mùa - một khả năng hấp dẫn bởi nó mở ra hy vọng về sự tồn tại của nước lỏng, và từ đó là điều kiện sống tiềm năng cho vi sinh vật.

Các vệt này được đặt tên là "đường dốc định kỳ" (Recurring Slope Lineae - RSL) do tính chất xuất hiện định kỳ và tái lặp tại cùng một vị trí. Chúng có thể dài tới hàng trăm mét và thường hiện rõ vào thời điểm Sao Hỏa bước vào mùa ấm.

Tuy nhiên, nghiên cứu công bố trên Nature Communications vừa qua lại đưa ra cái nhìn khác. Sau khi phân tích hơn 500.000 vệt trên khắp bề mặt Sao Hỏa - trong đó có khoảng 13.000 là vệt sáng, phần còn lại là vệt tối, các nhà khoa học nhận thấy một xu hướng rõ rệt: Các vệt tối có vẻ mới hơn, trong khi các vệt sáng có tuổi đời lâu hơn.

Một số giả thuyết về cơ chế hình thành "khô" từng được đề xuất, như hiện tượng lốc bụi, đá rơi hoặc thay đổi nhiệt độ theo chu kỳ, đều không đủ sức thuyết phục để giải thích hiện tượng ở quy mô toàn cầu.

Manh mối của sự sống từ 500.000 vệt sáng tối bí ẩn trên Sao Hỏa - Ảnh 1.

Hình ảnh từ tàu quỹ đạo của NASA cho thấy các vệt tối xuất hiện ở khu vực Palikir Crater của Sao Hỏa - (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)

Các nhà nghiên cứu cũng loại trừ khả năng hình thành do tác động của nước hoặc băng giá. Họ không phát hiện bằng chứng cho thấy các vệt này chảy xuống theo hướng dốc cố định - điều mâu thuẫn với giả thuyết nước tan chảy hoặc băng CO₂ làm kích hoạt vệt.

Kết quả phân tích lại ủng hộ một giả thuyết "khô" khác: Các vệt này có thể là kết quả từ quá trình tương tác giữa bụi trên bề mặt với các yếu tố môi trường như gió mạnh và tác động từ các va chạm thiên thạch tương đối mới. Những khu vực có mật độ vệt cao thường trùng khớp với nơi có vận tốc gió lớn hơn mức trung bình và nơi bụi tích tụ dày hơn vào mùa đông ở bán cầu Bắc.

Dù phát hiện này có thể gây thất vọng với những người kỳ vọng về sự sống ngoài Trái Đất, nhưng nó lại mang giá trị quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về địa chất và khí hậu của Sao Hỏa.

Việc loại bỏ các kịch bản có liên quan đến nước không đồng nghĩa với việc chấm dứt hy vọng tìm thấy sự sống trên hành tinh đỏ. Thay vào đó, nó giúp các nhà khoa học điều chỉnh mô hình nghiên cứu và hướng sự chú ý đến những khu vực có tiềm năng cao hơn cho sự sống trong quá khứ hoặc hiện tại nếu có.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước