Lý do Tổng thống Trump liên tục ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

Linh Quy (Theo Vox, White House)-Thứ ba, ngày 20/05/2025 12:17 GMT+7

(Ảnh: Trumpwhitehouse)

bangdatally.xyz - Trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban bố tới 8 lần tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Số lượng lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia do ông Trump ban hành nhiều hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào, kể cả chính ông trong nhiệm kỳ đầu. Những tuyên bố này bao gồm nhiều lĩnh vực: từ biên giới phía Nam, năng lượng, thương mại, đến vấn nạn ma túy, các băng đảng và cả Tòa án Hình sự Quốc tế….

Câu hỏi đặt ra là: "Liệu tất cả những vấn đề này có thực sự đủ mức ‘khẩn cấp’ để vượt qua quy trình lập pháp thông thường? Và vì sao ông Trump lại liên tục dùng đến công cụ đầy quyền lực này?".

Theo luật pháp Mỹ, một tình trạng khẩn cấp quốc gia phải là sự kiện bất thường, nghiêm trọng đến mức không thể chờ Quốc hội hành động. Tuy nhiên, nhiều vấn đề mà ông Trump tuyên bố là "khẩn cấp", như thâm hụt thương mại với Trung Quốc, thực chất đã tồn tại hàng thập kỷ.

Những lệnh này có thể giúp các tổng thống Mỹ mở khóa hàng trăm quyền lực đặc biệt mà không cần Quốc hội phê duyệt. Cụ thể, có khoảng 150 điều khoản pháp luật cho phép Tổng thống Mỹ hành động vượt qua hoặc thậm chí trái với quy định thông thường, miễn là trong tình trạng khẩn cấp.

Lý do Tổng thống Trump liên tục ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia - Ảnh 1.

Số lượng lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia do ông Trump ban hành nhiều hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào. (Ảnh: AP)

Bà Elizabeth Goitein - Giám đốc cấp cao tại Trung tâm Tư pháp Brennan và chuyên gia về quyền lực tổng thống - nhận định: "Đây là công cụ rất hấp dẫn để thực thi chính sách, đặc biệt khi Quốc hội không ủng hộ hoặc đã cấm chính sách đó".

Hệ thống trao quyền lực khẩn cấp cho tổng thống không phải mới xuất hiện. Trên thực tế, từ thời Thế chiến I, Quốc hội Mỹ đã trao cho Tổng thống quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp, từ đó kích hoạt các điều khoản đặc biệt trong các luật liên bang khác.

Tuy nhiên, trước năm 1976, nước Mỹ không có luật tổng thể nào điều chỉnh các tuyên bố khẩn cấp. Điều này dẫn đến tình trạng: không giới hạn thời gian khẩn cấp, không báo cáo Quốc hội, và Tổng thống có thể duy trì tình trạng này bao lâu tùy ý.

Sau hàng loạt lo ngại, Đạo luật Tình trạng Khẩn cấp Quốc gia (NEA) được ban hành năm 1976 nhằm đưa ra giới hạn thời gian và cơ chế kiểm soát. NEA quy định Tổng thống Mỹ phải gia hạn tình trạng khẩn cấp hằng năm, và ban đầu còn cho phép Quốc hội hủy bỏ bằng "quyền phủ quyết lập pháp", chỉ cần đa số ở cả hai viện, không cần chữ ký của Tổng thống.

Tuy nhiên, năm 1983, Tòa án Tối cao phán quyết cơ chế này vi hiến. Kể từ đó, nếu Quốc hội muốn chấm dứt một tình trạng khẩn cấp, họ phải thông qua một đạo luật mới với đa số áp đảo, điều gần như không thể trong bối cảnh chính trị chia rẽ hiện nay.

Trong 150 quyền hạn mà Tổng thống Mỹ có thể kích hoạt khi ban bố khẩn cấp, nhiều quyền nghe có vẻ hợp lý, ví dụ như điều động quân đội hỗ trợ thiên tai hoặc kiểm soát chuỗi cung ứng chiến lược.

Tuy nhiên, một số quyền khác lại gây khá nhiều tranh cãi, như từ thời Thế chiến II:

- Luật Truyền thông năm 1942 cho phép Tổng thống Mỹ tiếp quản hoặc đóng cửa toàn bộ hệ thống truyền thông, kể cả mạng internet, nếu được cho là cần thiết.

- Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) cho phép Tổng thống Mỹ đóng băng tài sản của bất kỳ cá nhân nào, kể cả công dân Hoa Kỳ, nếu cho rằng người đó là mối đe dọa từ nước ngoài.

Thậm chí, theo luật này, Tổng thống Mỹ có thể biến việc thuê nhà, bán thực phẩm hay tuyển dụng cho người đó thành hành vi phạm pháp. Bà Goitein cảnh báo: "Đây là những quyền lực đáng sợ nếu bị lạm dụng".

Lý do Tổng thống Trump liên tục ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia - Ảnh 3.

Ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng hoạt động thương mại và kinh tế đối ngoại đã gây ra tình trạng khẩn cấp quốc gia và sắc lệnh thuế quan đối ứng của ông là nhằm củng cố vị thế kinh tế và bảo vệ người lao động Mỹ. (Ảnh: AP/ABC News)

Ông Donald Trump không phải là Tổng thống điển hình mà các nhà lập pháp trước đây từng hình dung. Việc ông liên tục sử dụng quyền ban bố tình trạng khẩn cấp đang làm lộ rõ những kẽ hở lớn trong hệ thống quyền lực hành pháp mà Quốc hội từng phê duyệt.

Việc sử dụng tình trạng khẩn cấp như một công cụ chính trị để vượt qua Quốc hội, thay vì đối phó với các mối đe dọa thực sự, đang làm suy yếu vai trò lập pháp và phá vỡ sự cân bằng quyền lực mà Hiến pháp Mỹ quy định.

Hiện nay, một số tuyên bố khẩn cấp của ông Trump đang bị đưa ra tòa để xem xét liệu chúng có vượt quá thẩm quyền hợp pháp hay không. Tuy nhiên, khi chưa có cải cách từ Quốc hội, không có gì ngăn cản một tổng thống - dù là ông Trump hay người kế nhiệm tiếp tục tận dụng "chìa khóa vạn năng" này.

Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Donald Trump tăng trở lại Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Donald Trump tăng trở lại

bangdatally.xyz - Theo cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã tăng trở lại khi người Mỹ bớt lo lắng về cách ông điều hành nền kinh tế và ứng phó suy thoái.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước