Khủng long bạo chúa từng 'nhập cư' từ châu Á sang Bắc Mỹ cách đây 70 triệu năm

Mạnh Dương (Theo CNN)-Chủ nhật, ngày 18/05/2025 16:42 GMT+7

(Ảnh minh họa: Sergey Krasovskiy)

bangdatally.xyz - Một nghiên cứu mới hé lộ rằng tổ tiên của loài khủng long bạo chúa T. rex có thể đã di chuyển từ châu Á sang Bắc Mỹ qua eo Bering khoảng 70 triệu năm trước.

Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Royal Society Open Science, tổ tiên của loài Tyrannosaurus rex (T. rex) - loài khủng long ăn thịt khổng lồ được mệnh danh là "vua của các loài khủng long" - đã xuất hiện ở Bắc Mỹ sau khi vượt qua cầu đất nối giữa vùng Siberia (Nga) và Alaska (Mỹ) cách đây khoảng 70 triệu năm.

Nhóm nghiên cứu do Cassius Morrison, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành cổ sinh vật học tại Đại học University College London (UCL) đứng đầu, đã sử dụng mô hình toán học kết hợp dữ liệu hóa thạch, cây phát sinh loài của họ T. rex, cùng với điều kiện khí hậu - môi trường để đưa ra kết luận này.

Theo ông Morrison, phát hiện này củng cố giả thuyết rằng T. rex có quan hệ họ hàng gần với Tarbosaurus - một loài khủng long ăn thịt lớn ở châu Á - hơn là với các loài ăn thịt tại Bắc Mỹ như Daspletosaurus.

Khoảng thời gian đó, khu vực eo Bering có thể từng là rừng mưa ôn đới, với khí hậu giống vùng British Columbia (Canada) ngày nay. Ông Morrison cho biết, tổ tiên của T. rex - được gọi là tyrannosaurids - sống thưa thớt như các loài săn mồi đầu bảng hiện đại như sư tử, nên hóa thạch của chúng rất khó tìm thấy.

Chính vì vậy, thay vì dựa hoàn toàn vào bằng chứng hóa thạch, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình bao gồm cả các khoảng trống trong hồ sơ hóa thạch và có thể cập nhật khi có phát hiện mới. Morrison cho rằng một số hóa thạch tổ tiên của T. rex vẫn có thể đang bị chôn vùi đâu đó tại châu Á.

Khủng long bạo chúa từng nhập cư từ châu Á sang Bắc Mỹ cách đây 70 triệu năm - Ảnh 1.

Hình ảnh tái hiện loài khủng long bạo chúa T. rex (Ảnh: Bảo tàng Khoa học & Tự nhiên Denver)

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loài tyrannosaurid từng tăng kích thước rất nhanh trong thời kỳ nhiệt độ toàn cầu giảm xuống. Điều này cho thấy chúng có thể thích nghi tốt hơn với khí hậu lạnh, có thể nhờ đặc điểm giống loài máu nóng hoặc có lớp lông vũ bao phủ cơ thể.

Sự gia tăng kích thước này diễn ra sau khi nhóm khủng long ăn thịt khổng lồ khác là carcharodontosaurid tuyệt chủng - điều này tạo ra "khoảng trống sinh thái" ở đỉnh chuỗi thức ăn. Khi đó, T. rex có thể nặng tới 9 tấn, tương đương một con voi châu Phi rất lớn hoặc một chiếc xe tăng hạng nhẹ.

Charlie Scherer - đồng tác giả nghiên cứu - nhận định: "Phát hiện này giúp lý giải tại sao các loài tyrannosaurid khổng lồ xuất hiện ở Bắc và Nam Mỹ vào cuối kỷ Phấn trắng, cũng như nguyên nhân khiến chúng phát triển vượt trội về kích thước".

Nhà cổ sinh vật học Steve Brusatte (Đại học Edinburgh, Scotland), dù không tham gia nghiên cứu, cũng đánh giá cao kết quả này. Ông cho rằng: "Ngay cả những loài khủng long lớn và thống trị nhất cũng chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Có vẻ như khí hậu mát mẻ đã thúc đẩy chúng phát triển về kích thước. Các 'vị vua' của thế giới khủng long không phải do định mệnh, mà được thiên nhiên hỗ trợ".

Giải mã loài cá sấu khổng lồ ăn thịt khủng long Giải mã loài cá sấu khổng lồ ăn thịt khủng long Sự thật gây sốc về hành vi của các loài khủng long Sự thật gây sốc về hành vi của các loài khủng long Phát hiện dấu tích loài khủng long thằn lằn cách đây gần 200 triệu năm Phát hiện dấu tích loài khủng long thằn lằn cách đây gần 200 triệu năm

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước