Kết thúc lệnh ngừng bắn 3 ngày, Nga phóng mưa UAV vào thủ đô Kiev

Linh Quy (Theo Kyiv Independent, Guardian)-Chủ nhật, ngày 11/05/2025 17:10 GMT+7

Ngày 11/5, Ukraine cáo buộc Nga phóng hàng trăm UAV vào thủ đô Kiev trong đêm. (Ảnh: Telegram)

bangdatally.xyz - Ngày 11/5, xung đột Nga - Ukraine “nóng” trở lại đánh dấu bằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) quy mô lớn của Moscow vào thủ đô Kiev.

Nga triển khai hơn 100 UAV tấn công Ukraine

Theo báo cáo từ Không quân Ukraine, vào rạng sáng ngày 11/5, Nga đã phóng 108 UAV 'sát thủ bầu trời' Shahed và các loại UAV khác vào lãnh thổ Ukraine, chỉ vài giờ sau khi lệnh ngừng bắn kéo dài 72 giờ do Nga đề xuất nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng kết thúc.

Lực lượng phòng không Ukraine xác nhận đã bắn hạ được 60 UAV, trong khi 41 chiếc khác mất tín hiệu nhưng không gây thiệt hại đáng kể.

Đây là đợt tấn công UAV lớn nhất kể từ đầu năm 2025, phản ánh sự gia tăng đáng kể trong chiến lược sử dụng UAV của Nga. Trước đó, vào tháng 3, cơ quan tình báo quân sự Ukraine (HUR) cảnh báo rằng Nga có kế hoạch tăng cường tấn công bằng UAV lên tới 500 chiếc mỗi ngày, mở rộng quy mô và phạm vi các cuộc tấn công.

Kết thúc lệnh ngừng bắn 3 ngày, Nga phóng mưa UAV vào thủ đô Kiev - Ảnh 1.

Nga cũng cáo buộc Ukraine đã tiến hành nhiều cuộc tấn công UAV vào các khu vực biên giới của nước này gần đây. (Ảnh tư liệu: Pravda)

Ngoài ra, trong tuần qua, Nga bị Kiev cáo buộc đã sử dụng hơn 1.200 bom dẫn đường (KAB), gần 900 UAV tấn công và hơn 80 tên lửa các loại để tấn công Ukraine, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết các vũ khí này chứa hơn 82.000 linh kiện có nguồn gốc nước ngoài, cho thấy khả năng Nga đang lách các lệnh trừng phạt để tiếp cận công nghệ quốc tế.

Ngược lại, Nga cho biết Ukraine cũng đã tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV nhằm vào các khu vực biên giới của nước này, bao gồm Kursk và Dzerzhinsk, khiến nhiều cơ sở công nghiệp bị hư hại và buộc Nga phải đóng cửa tạm thời các sân bay quốc tế ở Moscow .

Đề xuất đàm phán trực tiếp từ Tổng thống Putin

Trong bối cảnh xung đột vẫn leo thang chưa rõ hồi kết, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10/5 đã đề xuất nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine tại Istanbul vào ngày 15/5 mà không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Ông Putin nhấn mạnh rằng Nga sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán nghiêm túc nhằm giải quyết tận gốc nguyên nhân của cuộc xung đột và thiết lập một nền hòa bình lâu dài.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga từ chối chấp nhận đề xuất ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày do Ukraine và các quốc gia châu Âu đề xuất, cho rằng các cuộc đàm phán nên diễn ra mà không có điều kiện tiên quyết và lệnh ngừng bắn có thể được thảo luận trong quá trình đàm phán.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ sự hoan nghênh đối với đề xuất đàm phán của Nga, coi đó là một "tín hiệu tích cực". Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng một lệnh ngừng bắn "đầy đủ, lâu dài và đáng tin cậy" phải được thực hiện trước khi bắt đầu bất kỳ cuộc đàm phán nào. Ông Zelensky kêu gọi Nga xác nhận lệnh ngừng bắn bắt đầu từ ngày 12/5.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh đề xuất của ông Putin, coi đó là một bước tiến tích cực hướng tới chấm dứt xung đột. Ngược lại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng đề xuất này là "không đủ", cáo buộc ông Putin đang cố gắng "câu giờ" và nhấn mạnh rằng không thể tiến hành đàm phán khi các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn.

Kết thúc lệnh ngừng bắn 3 ngày, Nga phóng mưa UAV vào thủ đô Kiev - Ảnh 2.

Một khu dân cư ở Kursk (Nga) bị hư hại do trúng không kích. (Ảnh: TASS)

Trước đề xuất của Nga, một liên minh gồm các quốc gia châu Âu và Mỹ đã đưa ra "tối hậu thư" yêu cầu Nga chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày hoặc đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế và quân sự gia tăng. Liên minh này, bao gồm Pháp, Đức, Vương quốc Anh và Ba Lan, đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine và kêu gọi Nga chấm dứt các hành động thù địch.

Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh London vào tháng 3/2025, các nhà lãnh đạo châu Âu đã cam kết tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine và phát triển một "liên minh sẵn sàng" để đảm bảo việc thực thi bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai. Thủ tướng Vương quốc Anh Keir Starmer nhấn mạnh rằng các quốc gia châu Âu cần "gánh vác trách nhiệm chính" trong việc đảm bảo an ninh cho Ukraine.

Mặc dù có những tín hiệu tích cực từ cả hai phía, triển vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình vẫn còn nhiều thách thức. Nga yêu cầu Ukraine công nhận các vùng lãnh thổ đã bị sáp nhập, bao gồm Crimea, trong khi Ukraine kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Nga đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine Nga đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine Các nhà lãnh đạo châu Âu và Ukraine ủng hộ đề xuất ngừng bắn của ông Trump Các nhà lãnh đạo châu Âu và Ukraine ủng hộ đề xuất ngừng bắn của ông Trump Nga khẳng định sức mạnh quân sự qua các loại khí tài mới tại Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng Nga khẳng định sức mạnh quân sự qua các loại khí tài mới tại Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước