Iran loại trừ khả năng đàm phán hạt nhân trực tiếp với Mỹ

Quỳnh Chi (Theo Guardian)-Thứ năm, ngày 10/04/2025 18:57 GMT+7

(Ảnh minh họa: The Strategist)

bangdatally.xyz - Iran khẳng định các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ sẽ diễn ra theo hình thức gián tiếp, đồng thời nói thêm rằng nội dung quan trọng hơn hình thức đàm phán.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bật mí rằng các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Iran về chương trình hạt nhân của Tehran sẽ bắt đầu tại Oman vào ngày 12/4.

Hôm 7/4, ông Trump đã khiến Tehran bất ngờ khi tiết lộ kế hoạch cho các cuộc đàm phán vào cuối tuần này, đồng thời nói rằng nếu các cuộc đàm phán hạt nhân thất bại, Iran sẽ đối mặt với mối nguy lớn. Mỹ đã gia tăng hoạt động quân sự chưa từng trên khắp khu vực Trung Đông trong những tuần gần đây và quyết định công khai về kế hoạch đàm phán của Tổng thống Trump - dường như được thiết kế để thúc đẩy Iran đàm phán khẩn cấp.

Phái đoàn Mỹ tham dự các cuộc đàm phán sẽ do ông Steve Witkoff - đặc phái viên Hoa Kỳ tại Trung Đông, người cũng đã tham gia các cuộc đàm phán với Nga về cuộc chiến ở Ukraine. Về phía Iran, phái đoàn sẽ do Ngoại trưởng Abbas Araghchi dẫn đầu. Những nỗ lực của đặc phái viên Witkoff nhằm làm trung gian hòa giải cho cuộc chiến Israel - Hamas và xung đột Nga - Ukraine cho đến nay đã thất bại.

Iran loại trừ khả năng đàm phán hạt nhân trực tiếp với Mỹ  - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi và đặc phái viên Mỹ tại Trung Đông Steve Witkoff (Ảnh: AP)

Phía Iran đã công khai trì hoãn đàm phán, chỉ nói rằng họ đã chuẩn bị cho các cuộc đàm phán gián tiếp với Mỹ, nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ Washington về việc liệu các cuộc đàm phán có diễn ra hay không. Trong một bài viết trên mạng xã hội X được đăng vài giờ sau khi ông Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng tiết lộ thông tin tổ chức các cuộc đàm phán vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Iran Araghchi mô tả các cuộc đàm phán là cơ hội và một phép thử. Ông nhấn mạnh rằng "quả bóng đang ở trong sân của Mỹ".

Phát biểu trong chuyến thăm Algiers, ông Araghchi lưu ý rằng Iran muốn đàm phán gián tiếp. Ông tuyên bố: "Hình thức đàm phán không quan trọng, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp. Theo tôi, điều quan trọng là các cuộc đàm phán có hiệu quả, các bên có nghiêm túc trong các cuộc đàm phán hay không, ý định của các bên trong các cuộc đàm phán và mong muốn đạt được giải pháp. Đây là tiêu chí hành động trong bất kỳ cuộc đối thoại nào".

Ông Araghchi nói thêm rằng Iran chưa đồng ý về bất kỳ công thức nào cho phép các cuộc đàm phán gián tiếp chuyển thành đàm phán trực tiếp, nhưng Mỹ hy vọng các cuộc đàm phán sẽ phát triển thành một cuộc đàm phán trực tiếp. Lãnh tụ tối cao Iran - Đại giáo chủ Ali Khamenei - đã phủ quyết các cuộc đàm phán trực tiếp để phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ, cũng như tôn trọng những người theo đường lối cứng rắn cho rằng các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về chương trình hạt nhân của Iran là một cái bẫy chính trị.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Iran Hassan Rouhani hoan nghênh tin tức về các cuộc đàm phán và cho biết nếu thỏa thuận hạt nhân năm 2015 được tiến hành gián tiếp, phải mất 20 năm chứ không phải 2 năm để hoàn tất.

Iran loại trừ khả năng đàm phán hạt nhân trực tiếp với Mỹ  - Ảnh 2.

Tổng thống Trump bắt tay Thủ tướng Israel Netanyahu trong cuộc họp tại Nhà Trắng, ngày 7/4 (Ảnh: AFP/Getty Images)

Tổng thống Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Thỏa thuận đã đề xuất nới lỏng lệnh trừng phạt Iran để đổi lấy các hạn chế đối với hoạt động làm giàu urani của Tehran.

Iran đang chờ xem liệu ông Trump có hài lòng nếu các cuộc đàm phán tập trung vào một hệ thống giám sát mới đối với chương trình hạt nhân dân sự của nước này, không khác biệt so với hiệp ước mà Mỹ đã rút khỏi vào năm 2018. Hay thay vào đó, Mỹ sẽ tìm cách phá hủy toàn bộ chương trình hạt nhân của Iran - một bước đi ngày càng được gọi là phương án Libya. Vào tháng 12/2003, nhà lãnh đạo lâu năm của Libya Muammar Gaddafi đã từ bỏ chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của nước này và cho phép các thanh tra viên quốc tế xác minh rằng Tripoli sẽ thực hiện cam kết của mình.

Phát biểu cùng Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào ngày 7/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ủng hộ phương án Libya. Cuối cùng, Israel không tin tưởng Iran và nghĩ rằng các cuộc đàm phán sẽ thất bại. Sau đó, Tel Aviv ủng hộ một cuộc tấn công quân sự Mỹ - Israel để phá hủy các địa điểm hạt nhân của Iran.

Ông Witkoff, trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước cho rằng các yêu cầu của Tổng thống Trump đối với Iran có thể tương đối khiêm tốn.

Căng thẳng Mỹ - Iran leo thang, đàm phán hạt nhân trở nên bấp bênh Căng thẳng Mỹ - Iran leo thang, đàm phán hạt nhân trở nên bấp bênh Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân với Mỹ Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân với Mỹ Lãnh tụ Iran bác bỏ ý tưởng đàm phán hạt nhân với Mỹ Lãnh tụ Iran bác bỏ ý tưởng đàm phán hạt nhân với Mỹ

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước