Đưa khí tài và 8.600 binh sĩ tới biên giới Mexico, ông Trump biến phía Nam thành ‘tiền tuyến’?

Linh Quy (Theo NY Times)-Thứ bảy, ngày 17/05/2025 19:07 GMT+7

(Ảnh: NYT)

bangdatally.xyz - Trong vòng 4 tháng qua, Lầu Năm Góc đã triển khai hàng nghìn binh sĩ chiến đấu chủ lực cùng xe bọc thép Stryker tới biên giới phía tây nam nước Mỹ.

Một động thái nhằm thực hiện sứ mệnh mà Tổng thống Donald Trump mô tả ngay từ ngày đầu nhậm chức là nhằm đối phó với "cuộc xâm lược" của những người di cư, các băng đảng ma túy và các tổ chức buôn lậu.

Không chỉ dừng lại ở đó, quân đội Mỹ còn đưa tới biên giới và vùng ven biển nhiều khí tài hiện đại như máy bay trinh sát U-2, máy bay không người lái, trực thăng và hai tàu chiến của Hải quân nhằm giám sát 24/7 - đánh dấu sự thay đổi lớn trong cách thức xử lý vấn đề biên giới so với các chính quyền tiền nhiệm. Trước đây, lực lượng quân sự tại biên giới chủ yếu là lính dự bị hoặc với số lượng hạn chế. Cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Joe Biden, chỉ khoảng 2.500 quân nhân được triển khai tại đây. Hiện tại, con số này đã tăng lên khoảng 8.600.

Đưa khí tài và 8.600 binh sĩ tới biên giới Mexico, ông Trump biến phía Nam thành ‘tiền tuyến’? - Ảnh 1.

Mỹ triển khai nhiều khí tài hiện đại đến biên giới phía Nam giáp Mexico. (Ảnh: NYT)

Theo ghi nhận tại Arizona, New Mexico và Texas gần đây, khu vực biên giới khá yên tĩnh. Số người vượt biên trái phép giảm mạnh so với năm ngoái, chỉ còn khoảng 8.000 người trong tháng 4/2025 - thấp hơn rất nhiều so với con số 128.000 vào cùng kỳ năm ngoái. Giới chức Mỹ cho biết, mục tiêu của chính quyền Trump là giành được "kiểm soát hoạt động 100%" đối với biên giới.

Tuy nhiên, chi phí cho chiến dịch quân sự này đã lên tới 525 triệu USD, và theo Tướng Gregory Guillot - chỉ huy Bộ Tư lệnh Miền Bắc, chiến dịch có thể sẽ kéo dài "tính bằng năm chứ không phải tháng".

Biên giới trở thành căn cứ quân sự mở rộng

Lầu Năm Góc đã thiết lập hai dải đất dài dọc theo biên giới dài gần 3.200 km giữa Mỹ và Mexico: một tại New Mexico và một tại Texas, biến chúng thành phần mở rộng của các căn cứ quân sự. Người nhập cư đi vào các khu vực này có thể bị coi là xâm phạm đất quân sự và bị tạm giữ bởi binh sĩ cho đến khi lực lượng tuần tra biên giới tới tiếp nhận.

Trong chuyến thăm ngày 25/4, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đã đích thân dựng các biển cảnh báo bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha để răn đe người nhập cư.

Dù vậy, một thẩm phán liên bang ở New Mexico đã bác bỏ cáo buộc đối với gần 100 người bị bắt giữ trong khu vực này, cho rằng chính quyền không chứng minh được họ biết mình đang xâm nhập khu vực quân sự cấm.

Các chuyên gia pháp lý cũng nhận định rằng phần lớn binh sĩ sẽ không trực tiếp bắt giữ người nhập cư, mà chủ yếu hỗ trợ cho lực lượng thực thi pháp luật dân sự.

Đưa khí tài và 8.600 binh sĩ tới biên giới Mexico, ông Trump biến phía Nam thành ‘tiền tuyến’? - Ảnh 2.

Sân bay Fort Huachuca ở Sierra Vista, Arizona. (Ảnh: NYT)

Các binh sĩ được triển khai hiện đang tham gia tuần tra trên bộ, bằng trực thăng hoặc xe bọc thép, nhằm tăng khả năng giám sát và răn đe. Điểm nhấn trong lực lượng mặt đất là hơn 100 xe chiến đấu Stryker - loại xe nặng 25 tấn, 8 bánh, có thể chở 11 binh sĩ và đạt tốc độ hơn 96 km/h. Các xe này được trang bị cảm biến hiện đại, kết nối với các trung tâm tình báo qua vệ tinh, đặc biệt hiệu quả ở những khu vực hẻo lánh như Big Bend (Texas) - nơi sóng điện thoại gần như không tồn tại.

Chỉ huy tại biên giới cho biết các xe Stryker được đặt tại các vị trí cao chiến lược, nơi các nhóm buôn lậu dễ dàng quan sát, đóng vai trò như một công cụ răn đe tâm lý. Các thiết bị quang học trên xe có thể phát hiện người hoặc nhóm người từ khoảng cách gần 10 km.

Bên cạnh đó, các đơn vị quân sự còn triển khai các trực thăng, máy bay do thám, thậm chí điều động hai khu trục hạm của Hải quân đến tuần tra vùng ven biển phía Tây và Vịnh Mexico để truy quét thuyền chở người di cư.

Những lo ngại và tranh cãi

Dù chiến dịch đã góp phần làm giảm đáng kể dòng người di cư, nhiều nhà lập pháp và chuyên gia quốc phòng lo ngại rằng việc huy động quân đội cho nhiệm vụ biên giới có thể ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng này trong các nhiệm vụ quốc tế.

Một tiểu đoàn Stryker ở El Paso vốn dự kiến tham gia huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia California và chuẩn bị cho đợt điều động sang Hàn Quốc đã bị hoãn lại. Thượng nghị sĩ Jack Reed (đảng Dân chủ ở Rhode Island) chỉ trích tại Thượng viện ngày 8/5: "Thật khó để nói rằng các nhiệm vụ biên giới không làm xao nhãng nhiệm vụ chính của quân đội".

Đưa khí tài và 8.600 binh sĩ tới biên giới Mexico, ông Trump biến phía Nam thành ‘tiền tuyến’? - Ảnh 3.

Ước tính, khoảng 8.600 binh sĩ Mỹ đang đóng tại biên giới phía nam giáp Mexico. (Ảnh: NYT)

Một số ví dụ khác cho thấy sự lệch hướng nhiệm vụ: một đơn vị thủy quân lục chiến phải kéo hàng km dây thép gai qua vùng núi non California, còn các phi hành đoàn Hải quân thì điều khiển máy bay P-8 Poseidon - vốn là khí tài chống tàu ngầm hiện đại nhất thế giới - bay trên sa mạc….

Dẫu vậy, nhiều sĩ quan và binh sĩ tại biên giới cho biết họ cảm thấy tự hào khi được tham gia vào sứ mệnh hàng đầu của chính quyền Trump. "Đây là sứ mệnh của thế hệ họ, và họ đang đón nhận điều đó", Thiếu tướng Scott Naumann, chỉ huy Sư đoàn 10 Núi, nhận định. Ông cho biết việc tăng cường tuần tra đã đẩy các băng đảng buôn người và ma túy phải chuyển sang các tuyến đường hiểm trở hơn, làm tăng chi phí hoạt động của các đối tượng này. Theo giới chức tình báo Mỹ, giá buôn người hiện đã tăng lên tới 20.000 USD/người - gấp gần ba lần so với năm ngoái.

Sự hiện diện quân sự ngày càng lớn của Mỹ tại biên giới phía Nam đã khiến các băng đảng phản ứng gay gắt hơn. Một số vụ ném đá vào binh sĩ được ghi nhận gần El Paso, buộc lính biên phòng phải dùng hơi cay để giải tán đám đông đe dọa.

Thậm chí, các thiết bị bay không người lái nghi do các băng đảng điều khiển đã xuất hiện để do thám vị trí binh sĩ. Quân đội có quyền bắn hạ các thiết bị bay nếu bị coi là mối đe dọa, nhưng chưa thực hiện hành động này.

Trong khi đó, ban đầu người dân tại một số cộng đồng biên giới như Presidio (Texas) tỏ ra e ngại, lo sợ binh lính sẽ vào trường học tìm người nhập cư. Để trấn an, các chỉ huy đã để binh sĩ lưu trú tại khách sạn địa phương và cho học sinh tiếp cận trực tiếp xe Stryker.

Tổng thống Mexico từ chối đề nghị "gửi quân qua biên giới" của ông Trump Tổng thống Mexico từ chối đề nghị 'gửi quân qua biên giới' của ông Trump

bangdatally.xyz - Tổng thống Mexico Sheinbaum đã từ chối lời đề nghị của Tổng thống Mỹ Trump về việc gửi quân đội Mỹ đến đồn trú ở Mexico để hỗ trợ chống lại nạn buôn bán ma túy.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước