Châu Âu quyết tâm đổi mới quốc phòng, đặt công nghệ làm trọng tâm

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 14/05/2025 06:00 GMT+7

bangdatally.xyz - Các nước Liên minh châu Âu đang nỗ lực đạt mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng lên hơn 3% GDP.

Bài toán được đặt ra là làm thế nào để cân bằng giữa sức ép tăng ngân sách quốc phòng mà vẫn duy trì ổn định tài khóa và tăng cường năng lực quốc phòng.

Giới chuyên gia cho rằng châu Âu cần dành phần lớn trong hàng trăm tỷ Euro sắp tới cho công nghệ và đổi mới quốc phòng, bởi đây chính là đòn bẩy giúp EU tối ưu hiệu quả chi tiêu.

Bài toán tối ưu hóa chi tiêu quốc phòng

Hiện các nước EU hiện mới chỉ chi trung bình 4% ngân sách quốc phòng cho nghiên cứu và phát triển.

Theo thống kê chính thức, trong tổng số 1.500 tỷ USD mà các thành viên NATO chi cho quốc phòng vào năm 2024, trung bình mỗi quốc gia dành khoảng 40% ngân sách cho lương và lương hưu của binh lính, hơn 30% cho bảo trì thiết bị quân sự, và phần còn lại cho vũ khí mới. Nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tránh để quân đội trở nên lỗi thời thuộc nhóm chi cuối cùng này.

Đầu tư vào công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, hay thiết bị bay không người lái (UAV) được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường năng lực quân sự mà không cần tăng ngân sách đột biến.

Thách thức đổi mới quốc phòng châu Âu

Châu Âu đang hướng đến hình thành một hệ sinh thái quốc phòng tự chủ gắn với đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, chiến lược này đang vấp phải không ít rào cản và thách thức.

Dự án Eurodrone - nhằm trang bị cho các nước châu Âu những thiết bị bay không người lái có khả năng trinh sát và tác chiến cao - đã được khởi động vào năm 2015.

Châu Âu quyết tâm đổi mới quốc phòng, đặt công nghệ làm trọng tâm - Ảnh 1.

(Ảnh: Instituto de la Ingenieria de Espana)

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen - khi đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức - đã khẳng định tầm quan trọng của công nghệ đối với việc tăng cường tự chủ quốc phòng khu vực.

Bà Ursula von der Leyen - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức (2013 - 2019) - nói: "Hôm nay, chúng ta đặt nền móng cho Eurodrone. Chúng tôi cho rằng việc sở hữu tri thức công nghệ để phát triển máy bay không người lái tại châu Âu là vô cùng quan trọng, nhằm mang tới công nghệ tiên tiến nhất và xây dựng năng lực then chốt này một cách độc lập. Điều này giúp châu Âu tự chủ. Mục tiêu của Eurodrone là để người châu Âu tự quyết định việc chúng ta trinh sát điều gì, triển khai Eurodrone ở đây và sử dụng nó như thế nào.

Đến nay, sau 10 năm, dự án này vẫn chưa đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống UAV với số lượng và chất lượng như kế hoạch ban đầu đã đề ra.

Một thách thức mà các dự án công nghệ quốc phòng chung của EU thường vấp phải là việc khó đi đến thống nhất giữa các quốc gia thành viên trong phân bổ ngân sách và chia sẻ quyền kiểm soát công nghệ.

Quan trọng hơn vấn đề ngân sách, các chuyên gia cho rằng cần có sự thay đổi tư duy. Quy trình mua sắm quân sự của khối thường chậm chạp, kéo dài nhiều năm và chỉ cung cấp số lượng nhỏ vũ khí đắt đỏ.

Các tập đoàn quốc phòng lớn tại châu Âu thay vì chú trọng phát triển công nghệ mới vẫn tập trung vào các hợp đồng sản xuất và bảo trì vũ khí, trang thiết bị quân sự truyền thống do giá trị hợp đồng cao hơn.

Bài toán đổi mới công nghệ quốc phòng

Tăng chi tiêu quốc phòng là nội dung hàng đầu được các lãnh đạo châu Âu nói đến nhiều trong 3 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu cũng đang đặc biệt chú trọng đến điều chỉnh cách chi tiêu sao cho hiệu quả hơn.

Châu Âu quyết tâm đổi mới quốc phòng, đặt công nghệ làm trọng tâm - Ảnh 2.

(Ảnh: Real Instituto Universitario de Estudios Europeos)

"Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển quốc phòng là một trong những ưu tiên vào thời điểm hiện tại. Lĩnh vực này chiếm khoảng 4% trong tổng số 326 tỷ Euro chi tiêu cho quốc phòng vào năm 2024.

Liên minh châu Âu cũng đã thành lập một quỹ riêng có tên gọi "Đổi mới quốc phòng châu Âu", với ngân sách hàng năm khoảng 2 tỷ Euro. Quỹ này có một đặc điểm đáng chú ý, đó là tạo ra các công cụ giúp cho các công ty, kể cả công ty dân sự, không phân biệt quy mô nhỏ hay lớn - dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn, nếu mục đích là để nghiên cứu và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao cho quốc phòng.

Một quỹ khác dự kiến sẽ cung ứng các khoản đầu tư cho các dự án công nghệ phục vụ đồng thời cả hai mục đích quốc phòng và dân sự. Trong Sách Trắng Quốc phòng châu Âu được công bố hồi tháng 3 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã nhấn mạnh đến những công nghệ cần chú trọng phát triển là trí tuệ nhân tạo, lượng tử, sinh học, robot và công nghệ siêu thanh.

Một chi tiết khác liên quan đến chi tiêu hiệu quả là các nước thành viên Liên minh châu Âu cũng đã xác định phải giảm bớt thực trạng mà họ gọi là phân mảnh - tức là mỗi nước tự quyết quân đội nước mình cần mua sắm những gì. Càng giảm tính phân mảnh thì các nước sẽ càng tiết kiệm, tránh lãng phí trong đầu tư công cho quân sự.

Châu Âu đang chứng tỏ quyết tâm thay đổi tư duy quốc phòng - không chỉ bằng ngân sách mà bằng cách đặt công nghệ làm trọng tâm. Thách thức lớn nhất không còn là tiền mà là phá vỡ sự phân mảnh, thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới và chuyển đổi từ mua sắm sang sáng tạo và phát triển. Việc kết hợp giữa tự chủ công nghệ và liên minh chiến lược sẽ định hình tương lai an ninh châu Âu trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị toàn cầu ngày càng gay gắt hiện nay.

Diễn biến chính trị thế giới thúc đẩy ngành quốc phòng châu Âu Diễn biến chính trị thế giới thúc đẩy ngành quốc phòng châu Âu NATO ủng hộ tăng cường quốc phòng châu Âu NATO ủng hộ tăng cường quốc phòng châu Âu EU tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về quốc phòng châu Âu - Ukraine EU tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về quốc phòng châu Âu - Ukraine

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước