"Sự phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga không chỉ gây hại cho an ninh mà còn cho nền kinh tế của chúng ta" - Chủ tịch Ủy ban châu Ursula von der Leyen phát biểu trước Nghị viện châu Âu.
Bà cảnh báo rằng việc làm này sẽ là sai lầm mang tính lịch sử đối với châu Âu.
"Nói một cách rõ ràng, kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch của Nga ở châu Âu sắp kết thúc" - bà von der Leyen phát biểu vào ngày 7/5 trước các nhà lập pháp ở Strasbourg, Pháp.
Tuyên bố của bà von der Leyen diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy đạt được thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine - một nỗ lực mà Nhà Trắng đã chấp nhận nhiều yêu cầu của Điện Kremlin, bao gồm cả các tuyên bố về chủ quyền của Moscow đối với bán đảo Crimea và các vùng lãnh thổ Ukraine khác.
Trong nhiều thập kỷ qua, EU là khách hàng lớn nhất của Nga. Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại trị giá hàng tỷ USD này đã sụp đổ vào đầu năm 2022, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Kể từ đó, khối này đã áp dụng các biện pháp chưa từng có để cắt giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của Nga tại các nước thành viên, bao gồm lệnh cấm toàn diện đối với than và dầu vận chuyển bằng đường biển.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (Ảnh: AP)
Khi Mỹ công khai đề xuất khả năng nới lỏng trừng phạt Nga như một động lực để thuyết phục Tổng thống Putin chấp nhận lệnh ngừng bắn dài hạn - điều mà đến nay ông vẫn từ chối - thì chính các biện pháp hạn chế của Liên minh châu Âu lại đang đứng trước nguy cơ bị giám sát gắt gao.
Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, động thái xích lại gần nhau đang diễn ra giữa Washington và Moscow đã tác động đến tương lai của các đường ống Dòng chảy phương Bắc - kết nối Nga và Đức và hiện đang bị ngắt kết nối.
"Có lẽ sẽ rất thú vị nếu Mỹ sử dụng ảnh hưởng của họ đối với châu Âu và buộc châu Âu không được từ chối khí đốt của Nga" - Ngoại trưởng Lavrov phát biểu vào cuối tháng 3.
Tuy nhiên, vào ngày 7/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã kiên quyết vạch ra ranh giới đỏ đối với nguồn nhiên liệu của Nga.
"Một số người vẫn nói rằng châu Âu nên mở lại vòi khí đốt và dầu của Nga. Đây sẽ là một sai lầm mang tính lịch sử. Và chúng ta sẽ không bao giờ để điều đó xảy ra" - bà von der Leyen tuyên bố.
Bất chấp nỗ lực chung, nhiên liệu của Nga vẫn đang thâm nhập vào nền kinh tế của EU. Năm 2024, 27 quốc gia thành viên đã chi 23 tỷ Euro mua năng lượng của Nga - vượt quá số tiền viện trợ quân sự dành cho Ukraine.
Nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga đã trở thành nguồn gốc gây căng thẳng, vì chúng không chỉ tiếp tục không bị cản trở mà còn được vận chuyển với khối lượng thậm chí còn lớn hơn. Theo Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), lượng LNG của Nga nhập khẩu vào EU trong năm 2024 đã tăng 9% so với năm trước đó. Gần 90% lượng khí đốt này được nhập khẩu vào Pháp (7,7 bcm), Tây Ban Nha (5,7 bcm) và Bỉ (5,1 bcm).
"Nga phụ thuộc rất nhiều vào thị trường EU để xuất khẩu khí đốt, cung cấp 52% doanh thu xuất khẩu khí đốt LNG của nước này" - CREA cho biết trong một báo cáo vào tháng 4.
Nhằm tìm cách đóng các lỗ hổng còn lại, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một lộ trình đầy tham vọng nhằm loại bỏ mọi giao dịch mua năng lượng của Nga - bao gồm LNG, dầu đường ống và vật liệu hạt nhân - chậm nhất là vào cuối năm 2027.
EU xem xét cấm hoàn toàn khí đốt của Nga bangdatally.xyz - Ủy ban châu Âu (EC) có kế hoạch đề xuất luật để loại bỏ dần toàn bộ nguồn khí đốt và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vào cuối năm 2027.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!