Berlin và vết sẹo sau 80 năm kết thúc số phận Đức Quốc xã

Mạnh Dương (Theo AP)-Thứ sáu, ngày 09/05/2025 22:26 GMT+7

Ảnh chụp từ máy bay ngày 10/7/1945 cho thấy Berlin bị tàn phá nặng sau các cuộc không kích của Anh - Mỹ. Bên trái là tòa nhà Reichstag hư hại với mái vòm đặc trưng, phía sau là tàn tích ga Lehrter Bahnhof. (Ảnh: AP)

bangdatally.xyz - Dù đã hồi sinh sau tám thập kỷ, thủ đô Berlin vẫn còn in dấu vết của trận chiến định đoạt số phận Đức Quốc xã trong những ngày cuối Thế chiến II.

Tháng 5/1945, quân đội Liên Xô hoàn tất chiến thắng của phe Đồng minh trước Đức Quốc xã sau trận chiến ác liệt tại thủ đô Berlin. Trung tâm thành phố khi đó chìm trong đổ nát.

Dù ngày nay Berlin đã hồi sinh với những công trình hiện đại xen kẽ các tòa nhà được phục dựng công phu, dấu vết chiến tranh vẫn hiện diện: mặt tiền lỗ chỗ vết đạn, những khoảng trống giữa các dãy nhà được lấp bằng kiến trúc mới.

Bản tin của hãng AP ngày 9/5/1945 từng viết: "Thành phố này là nơi của người chết. Với tư cách là một đô thị, nó không còn tồn tại. Mỗi ngôi nhà trong bán kính vài dặm từ trung tâm dường như đều trúng bom".

Berlin và vết sẹo sau 80 năm kết thúc số phận Đức Quốc xã - Ảnh 1.

Tòa nhà Reichstag với mái vòm kính ở giữa Berlin, Đức, ngày 29/4/2025. (Ảnh: AP)

Vào thời điểm cuối Thế chiến II, Berlin là trung tâm quyền lực của Adolf Hitler – mục tiêu cuối cùng trong chiến dịch tổng tiến công của phe Đồng minh từ cả phía đông lẫn tây. Ngày 25/4/1945, thành phố bị bao vây. Hitler tự sát trong hầm ngày 30/4. Đến ngày 2/5, Tư lệnh lực lượng Đức Quốc xã ở Berlin, tướng Helmuth Weidling, đầu hàng quân đội Liên Xô.

Jörg Morré - Giám đốc Bảo tàng Berlin-Karlshorst, nơi đặt trụ sở ký kết đầu hàng, cho biết: "Berlin lúc đó là một đống đổ nát. Gần như toàn bộ khu trung tâm bị phá hủy". Tuy vậy, hạ tầng như hệ thống thoát nước, điện, và tàu điện ngầm có thể được khôi phục khá nhanh.

Bà Eva-Maria Kolb, 89 tuổi, nhớ lại thời khắc đó: "Chúng tôi ai cũng có sẵn một túi nhỏ bên giường. Khi có còi báo động, phải mặc đồ thật nhanh rồi chạy xuống hầm". Bà cũng kể rằng, trường học ở quận Tempelhof dù bị mất mái và nhiều tầng, nhưng học sinh vẫn đến lớp, trừ những ngày mưa.

Berlin và vết sẹo sau 80 năm kết thúc số phận Đức Quốc xã - Ảnh 2.

Cảnh tượng đổ nát của Tòa nhà Quốc hội Đức tại Berlin trong bức ảnh chụp tháng 8/1945, ba tháng sau khi Đức Quốc xã đầu hàng quân Đồng minh vào ngày 8/5/1945. (Ảnh: AP)

Sau chiến tranh, Berlin bị chia thành nhiều khu do các nước Đồng minh kiểm soát. Năm 1961, Bức tường Berlin được dựng lên, đánh dấu sự chia cắt giữa Đông và Tây Đức kéo dài 28 năm.

Nước Đức tái thống nhất năm 1990. Quốc hội liên bang chuyển về Berlin năm 1999, nhóm họp tại tòa nhà Reichstag - nơi từng được binh lính Liên Xô cắm cờ đỏ năm 1945. Nhiều dòng chữ graffiti của binh lính Liên Xô vẫn được giữ nguyên trong tòa nhà.

Việc Berlin đầu hàng ngày 2/5/1945 chưa phải là dấu chấm hết hoàn toàn. Người kế nhiệm Hitler, Đô đốc Karl Dönitz, cố gắng tiếp tục chiến đấu nhưng nhanh chóng phải ký đầu hàng vô điều kiện tại Reims, Pháp, ngày 7/5/1945. Tuy nhiên, vì Liên Xô chỉ cử sĩ quan liên lạc đến buổi lễ, một buổi ký kết thứ hai được tổ chức tại Berlin vào ngày 8/5. Từ đó, phương Tây kỷ niệm ngày chiến thắng 8/5, trong khi Nga chọn ngày 9/5.

"Tại căn phòng này, Thế chiến II ở châu Âu đã kết thúc", ông Morré nói.

Đức triển khai quân đến “cửa ngõ” nước Nga lần đầu tiên kể từ Thế chiến II Đức triển khai quân đến “cửa ngõ” nước Nga lần đầu tiên kể từ Thế chiến II Quả bom sót lại từ Thế chiến II ở Paris làm đình trệ nhiều chuyến tàu Quả bom sót lại từ Thế chiến II ở Paris làm đình trệ nhiều chuyến tàu Sân bay ở Nhật Bản mở cửa lại sau vụ nổ bom sót lại từ Thế chiến II Sân bay ở Nhật Bản mở cửa lại sau vụ nổ bom sót lại từ Thế chiến II

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước