Báo động chứng trầm cảm, lo âu gia tăng ở học sinh tiểu học tại Seoul

Lan Chi (Theo Korea Herald)-Thứ sáu, ngày 23/05/2025 06:15 GMT+7

(Ảnh minh họa: Korea Herald)

bangdatally.xyz - Theo một nghiên cứu gần đây, số lượng học sinh tiểu học tại thủ đô Seoul gặp phải các triệu chứng liên quan đến trầm cảm và lo âu đã tăng dần đều trong vài năm qua.

Được tiến hành trong 3 năm từ năm 2021, nghiên cứu của Văn phòng Giáo dục đô thị Seoul đã khảo sát 3.754 học sinh của 113 trường tiểu học tại Seoul, Hàn Quốc. Nghiên cứu được tiến hành theo hình thức phỏng vấn nhóm tập trung (focus group interview - FGI) - phương pháp nghiên cứu định tính trong đó người tham gia thảo luận có hướng dẫn về một chủ đề cụ thể. Dựa trên các kết luận rút ra từ nghiên cứu của FGI, Văn phòng Giáo dục đô thị Seoul đã tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia sức khỏe tâm thần để nhận diện sớm những dấu hiệu đáng lo ngại.

Theo nghiên cứu, chỉ số trầm cảm ở học sinh tiểu học - được đo theo thang 3 điểm - đang có xu hướng gia tăng đáng lo ngại qua từng năm, từ mức 0,51 vào năm 2021 lên mức 0,66 vào năm 2022 và chạm mốc 0,73 trong năm 2023.

Không chỉ trầm cảm, tình trạng lo âu cũng đang gia tăng ở học sinh tiểu học trong 3 năm qua. Trên thang điểm 1, điểm trung bình cho "lo lắng quá mức" ở học sinh tiểu học tăng từ 0,44 hồi năm 2021 lên 0,54 trong năm 2022 và 0,58 vào năm 2023. Trong khi đó, "cơn cáu kỉnh" tăng từ 0,41 (2021) lên 0,47 (2022) và 0,49 (2023). "Cảm xúc tiêu cực" cũng tăng từ 0,17 vào năm 2021 lên 0,24 trong năm 2022 và đạt mức 0,26 vào năm 2023.

Nghiên cứu đã chỉ ra một loạt yếu tố góp phần gây ra những cảm xúc tiêu cực này, bao gồm áp lực học tập, khó khăn trong các mối quan hệ với bạn bè, thời gian dành cho điện thoại thông minh và mạng xã hội tăng lên và thời gian ngủ giảm.

"Ngày nay, ngày càng có nhiều học sinh vị thành niên sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Instagram và YouTube, nơi các em có thể gián tiếp trải nghiệm cuộc sống của người khác như thế nào. Hiện tượng này có thể khiến các em so sánh bản thân với cuộc sống hào nhoáng của người khác, từ đó nảy sinh cảm giác bị thua thiệt" - nghiên cứu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ngoài những yếu tố này, nghiên cứu cho thấy cách bảo vệ con cái quá mức ở Hàn Quốc cũng có thể góp phần làm gia tăng cảm xúc tiêu cực.

"Những đứa trẻ được bảo vệ quá mức thường có xu hướng lo âu cao hơn và dễ chùn bước trước khó khăn dù rất nhỏ" - nghiên cứu cho biết thêm - "Xu hướng nuôi dạy con kiểu 'nhạy cảm hóa', cùng cách tiếp cận sai lầm khi chiều chuộng mọi cảm xúc của trẻ đang khiến khả năng miễn dịch cảm xúc ở học sinh tiểu học suy giảm, làm cho các em dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và lo âu hơn".

Nuôi dạy con quá nghiêm khắc có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ Nuôi dạy con quá nghiêm khắc có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ Trẻ em Mỹ mắc chứng trầm cảm có xu hướng gia tăng sau đại dịch Trẻ em Mỹ mắc chứng trầm cảm có xu hướng gia tăng sau đại dịch Hàn Quốc: Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm tăng cao trong dịch COVID-19 Hàn Quốc: Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm tăng cao trong dịch COVID-19

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước