Bài toán thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 24/05/2025 14:52 GMT+7

bangdatally.xyz - Những dữ liệu mới công bố cho thấy những mảng màu sáng tối đan xen trong bức tranh kinh tế của Trung Quốc.

Số liệu kinh tế nhiều thách thức trong tháng 4

Các số liệu tháng 4 được ghi nhận trong các tuần vừa qua đã cho thấy một bức tranh với nhiều mảng màu có phần nào đối lập của nền kinh tế số hai thế giới. Tháng 4, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái - chậm lại so với tháng 3 nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mức dự báo là 5,5%. Và xuất khẩu - một trong những lĩnh vực chủ lực của nước này còn ấn tượng hơn nữa với mức tăng lên tới 8,1% - gấp 4 lần dự báo của thị trường.

Nhưng không phải số liệu nào cũng mang đến sự lạc quan cho giới phân tích. Được đặt nhiều kỳ vọng nhờ các biện pháp hỗ trợ trước đó, nhưng trong tháng 4, doanh số bán lẻ - thước đo quan trọng cho hoạt động tiêu dùng của Trung Quốc chỉ tăng 5,1%, chậm lại so với tháng trước và cũng không đạt kỳ vọng của thị trường.

Và khi người dân không hào hứng chi tiêu, nguy cơ giảm phát cũng trở nên rõ ràng hơn khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 4 tiếp tục giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nói về nguyên nhân chi tiêu tiêu dùng tại Trung Quốc "chưa thể thực sự cất cánh" sau nhiều biện pháp hỗ trợ, bà Dan Wang - Chuyên gia kinh tế tại Eurasia Group nhận định: "Có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là thị trường bất động sản lao dốc. Chúng ta vẫn chưa chạm đáy của chu kỳ suy thoái nhà đất bắt đầu từ năm 2022. Tại hầu hết các thành phố lớn ở Trung Quốc, giá nhà vẫn tiếp tục giảm. Có thể ở Thượng Hải hay Bắc Kinh, giá đã tạm ổn định ở một số quận trung tâm, nhưng phần lớn các đô thị khác vẫn đang trải qua giai đoạn co thắt, vật lộn. Với các gia đình Trung Quốc trung bình, nếu không mua nhà mới thì họ cũng ít động lực để sắm những món đồ lớn như điều hoà, tủ lạnh hay ô tô. Đây là một lực cản rất lớn.

Nguyên nhân thứ hai đến từ thị trường việc làm. Trung Quốc đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong 40 năm qua. Các ngành có giá trị gia tăng cao như công nghệ, tài chính, bất động sản đã suy giảm suốt ba năm liên tiếp và hầu hết các doanh nghiệp lớn không còn tuyển dụng. Họ đang thay thế lao động con người bằng máy móc. Trí tuệ nhân tạo cũng đang góp phần làm gia tăng áp lực đó.

Vì vậy, nhiều người trở nên thận trọng hơn do lo ngại an ninh trên thị trường việc làm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lao động phổ thông mà cả giới văn phòng ở đô thị".

Bài toán thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 1.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) lập tức có động thái nhằm hỗ trợ vốn cho nền kinh tế

PBOC tung ra một loạt động thái nới lỏng tiền tệ

Ngay trong tuần này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) - Cơ quan quản lý chính sách tiền tệ của nước này đã lập tức có động thái nhằm hỗ trợ vốn cho nền kinh tế.

Cụ thể, lãi suất cho vay cơ bản (LPR) - loại lãi suất điều hành quan trọng được dùng làm tham chiếu cho phần lớn các hoạt động tín dụng tại Trung Quốc, được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm với cả kỳ hạn 1 và 5 năm.

Trước đó ngày 7/5, cơ quan này cũng đã có các động thái đáng chú ý, đó là hạ lãi suất repo đảo ngược, cũng như hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên tới 50 điểm cơ bản - giúp giải phóng khoảng 1.000 tỷ NDT, tương đương hơn 138 tỷ USD vào hệ thống tài chính của nước này.

Những biện pháp nới lỏng tiền tệ này được xem là những công cụ hỗ trợ mạnh mẽ, đặc biệt khi Trung Quốc cũng cần giảm tác động từ các mức thuế quan mới của Mỹ.

Sau khi PBOC công bố giảm lãi suất cho vay cơ bản LPR, một loạt ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc đã có động thái hạ lãi suất tiền gửi, dọn đường cho việc giảm lãi suất cho vay. Đây được xem là thay đổi có thể ổn định thị trường và kích thích tâm lý chi tiêu của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng

Ông Zhang Jun - Chuyên gia kinh tế trưởng, Công ty Chứng khoán China Galaxy cho biết: "Đây là tín hiệu về chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải mà giới chức đang theo đuổi, giải phóng nguồn cung cho vay và nhu cầu tín dụng. Lãi suất thấp hơn cũng giúp tăng tính bền vững cho các khoản vay để ổn định kỳ vọng thị trường".

Nhưng cũng có những đánh giá thận trọng hơn rằng, đây chưa thể là khởi đầu một chu kỳ nới lỏng tiền tệ mới. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn sẽ phải thận trọng giữa việc ổn định đồng nội tệ và đảm bảo cạnh tranh xuất khẩu.

Bà Dan Wang - Chuyên gia kinh tế tại Eurasia Group chia sẻ: "Nếu đồng NDT tăng quá nhanh, sẽ gây áp lực lớn lên các nước láng giềng vốn phụ thuộc vào linh kiện Trung Quốc. Ngược lại, nếu NDT giảm quá mạnh, Trung Quốc sẽ bị các đối tác cáo buộc phá giá. Đây là thế khó của PBOC".

Nhiều định chế tài chính như Morgan Stanley hay Nomura cũng cho rằng, việc nới lỏng tiền tệ vẫn sẽ phải đi kèm với kích thích tài khóa để tạo ra bước ngoặt cho tăng trưởng.

Bài toán thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 2.

Nền kinh tế Trung Quốc cũng phải đối mặt với không ít thách thức

Trung Quốc thúc đẩy các biện pháp cải cách nền kinh tế

Những dữ liệu mới công bố cho thấy những mảng màu sáng tối đan xen trong bức tranh kinh tế của Trung Quốc. Để cải cách nền kinh tế, Trung Quốc đã có một loạt những biện pháp cải cách mới để các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển, đồng thời đưa quốc gia này trở thành một bến đỗ ngày càng thu hút với các nhà đầu tư nước ngoài.

Luật Thúc đẩy Kinh tế Tư nhân chính thức có hiệu lực tại Trung Quốc từ ngày 20/5, với mục tiêu bảo vệ và phát triển khu vực phi quốc doanh. Luật này đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân, bao gồm thúc đẩy cạnh tranh thị trường lành mạnh, cải thiện điều kiện đầu tư và tài chính, khuyến khích tham gia vào các dự án khoa học, đổi mới công nghệ, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích kinh tế của khu vực này.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, khu vực tư nhân chiếm hơn 60% GDP. Đầu tư tư nhân trong quý đầu tiên của năm 2025 tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cuộc gặp hồi đầu năm giữa chủ tịch Tập Cận Bình với lãnh đạo nhiều doanh nghiệp hàng đầu như Huawei, BYD, DeepSeek đã giúp củng cố thêm những kỳ vọng và niềm tin giữa giới chức nước này và khu vực kinh tế tư nhân.

Giáo sư Liu Hai'an - Trường Luật Đại học Thiên Tân, Trung Quốc nêu ý kiến: "Trước đây, các doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế tham gia vào một số lĩnh vực nhất định, giới hạn khả năng của họ trong việc tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế trong các lĩnh vực đó. Tuy nhiên, những cải cách về các cơ chế liên quan sẽ mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp tư nhân, đặt nền tảng vững chắc cho sự tham gia của họ".

Ngày 20/5, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã công bố kế hoạch tung ra một loạt các biện pháp để thu hút và sử dụng vốn nước ngoài hiệu quả hơn, đồng thời tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đa quốc gia đầu tư và phát triển ở Trung Quốc.

Nước này cũng đang điều chỉnh danh mục các ngành được khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhằm hướng đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như sản xuất cao cấp và kinh tế kỹ thuật số. Từ năm ngoái, nước này đã mở cửa cho đầu tư với nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục và viễn thông, đặc biệt là dỡ bỏ toàn bộ các rào cản với đầu tư các ngành công nghiệp.

Ông Imtiaz Mahtab - Giám đốc liên doanh, Tập đoàn đầu tư Obeikan cho biết: "Đối với các nhà đầu tư, điều cơ bản ở 1 thị trường đầu tư là phải có tầm nhìn dài hạn, sự ổn định, khuôn khổ pháp lý vững chắc cũng như khả năng phục hồi. Với những tiêu chí đó, Trung Quốc là một thị trường đáng để đầu tư".

Trung Quốc đang đặt mục tiêu đầy tham vọng cho ngành công nghiệp dữ liệu, dự kiến đạt quy mô 7.500 tỷ NDT vào năm 2030. Nước này đã chính thức xem dữ liệu là yếu tố sản xuất quan trọng và xây dựng chuỗi công nghiệp dữ liệu hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc cũng phải đối mặt với không ít thách thức, như bài toán thúc đẩy tiêu dùng. Và mặc dù trong tháng này, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng thương mại, song tình trạng bất ổn xung quanh các cuộc đàm phán tiếp theo có thể khiến các doanh nghiệp thận trọng về việc mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào các dự án mới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường hiện đại hóa đất nước Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường hiện đại hóa đất nước

bangdatally.xyz - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh vai trò then chốt của ngành công nghiệp chế tạo đối với tiến trình hiện đại hóa đất nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước