
Theo bác sĩ Hoàng Đức Thuận - Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn, vàng da ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu quá mức sẽ là bệnh lý. Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể bị tổn thương não (vàng da nhân não), để lại nhiều di chứng vĩnh viễn với mức độ khác nhau.
Phân loại bệnh vàng da
Vàng da sinh lý
Là mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn), không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...). Vàng da sinh lý xuất hiện 24 giờ sau sinh, thường tăng cao vào ngày thứ 3 và tự hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng, khoảng 2 tuần đối với trẻ sinh non.
Nguyên nhân hiện tượng này là do lượng lớn hồng cầu giai đoạn bào thai bị phá vỡ để được thay mới, hình thành bilirubin - một chất có màu vàng cam. Lúc này, gan của bé chưa đủ trưởng thành để chuyển hóa và đào thải lượng bilirubin tự do dư thừa khỏi cơ thể, gây vàng da. Bilirubin sẽ tự đào thải qua phân và nước tiểu về mức bình thường khi bé được khoảng 2 tuần tuổi.
Vàng da sơ sinh bệnh lý
Thường xuất hiện sớm và quá mức hoặc không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Trẻ có biểu hiện vàng da vượt quá vùng mặt đến vùng trên rốn; có thể kèm theo các triệu chứng lừ đừ, bỏ bú, co giật... Khi nồng độ bilirubin trong máu tăng quá cao có nguy cơ gây tổn thương não vĩnh viễn (vàng da nhân não làm trẻ điếc, múa vờn, chậm phát triển về tinh thần và vận động…). Vàng da nhân não hay gặp nhất vào 2 tuần đầu sau sinh.
Vàng da bệnh lý thường do bất đồng nhóm máu mẹ con; trẻ sinh non tháng, cân nặng thấp, nhiễm trùng sơ sinh; do người mẹ bị bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, nhiễm độc thai nghén…
Cách nhận biết trẻ vàng da và mức độ vàng da
Vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện trước tiên ở mặt và tiến triển theo hướng tăng dần từ đầu xuống đến chân. Phát hiện bằng cách đưa bé ra nơi có đủ ánh sáng tự nhiên, dùng ngón tay ấn nhẹ lên da mũi, mặt bé vài giây sau đó bỏ ra và quan sát màu ở nơi ngón tay vừa bỏ ra. Nếu thấy vàng tức là bé có vàng da. Nếu bé có vàng da thì tiếp tục kiểm tra xuống vùng thấp dần: ngực, trên rốn, dưới rốn… để xác định chỗ thấp nhất thấy vàng da.
Cần làm gì khi trẻ vàng da
Nếu trẻ đang ở nhà, gia đình phải đưa bé đi khám ngay theo hẹn hay ngay khi có một trong các dấu hiệu sau :
- Vàng da sớm: xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, dù chỉ mới chớm vàng ở mặt.
- Vàng da tăng nhanh, vàng da tới đùi (hay thấp hơn).
- Vàng da kèm dấu hiệu khác (bú kém, lừ đừ, sốt, quấy khóc …).
- Bé vàng da sau 2 tuần tuổi ở trẻ sinh đủ tháng và sau 3 tuần tuổi ở trẻ sinh non.
- Vàng da xỉn màu hoặc trẻ đi phân bạc màu.
Nếu trẻ đang ở bệnh viện, hãy báo ngay với nhân viên y tế chăm sóc bé.
Vàng da được điều trị như thế nào?
Hầu hết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh chỉ theo dõi không cần điều trị sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, chỉ những trường hợp có mức bulirubin quá cao mới cần phải can thiệp. Có hai phương pháp thường được sử dụng là chiếu đèn năng lượng và thay máu giúp làm giảm lượng bilirubin trong máu.
Một số lưu ý đối với các bậc cha mẹ
- Đưa trẻ đi khám ngay nếu vàng da quá mức (vượt qua vùng thông thường).
- Phơi nắng, tắm lá không có tác dụng điều trị làm giảm vàng da tăng bilirubin tự do. Phần lớn các trường hợp hết vàng da sau khi phơi nắng là vàng da sinh lý, nên trẻ tự hết vàng da do đào thải bilirubin qua phân và nước tiểu mà thôi .
- Hạn chế thức ăn giàu chất màu vàng: nghệ, cà rốt, bí đỏ... giúp giảm vàng da do tăng caroten máu, chứ không làm giảm vàng da do tăng bilirubin tự do.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm thực sự có thể giúp ích cho chứng trầm cảm và căng thẳng.
bangdatally.xyz - Ngày Hen toàn cầu là sự kiện thường niên do Sáng kiến Toàn cầu về bệnh Hen phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới phát động, được tổ chức vào thứ 3 đầu tiên của tháng 5.
bangdatally.xyz - Tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) vừa ghi nhận ca nhiễm giun rồng - ký sinh trùng hiếm từng bị loại trừ.
bangdatally.xyz - Một cụ bà 77 tuổi tại Lục Yên, Yên Bái, bị đàn chó cắn gây nhiều vết thương sâu nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Một vết cắn nhỏ khi đi rừng khiến cụ ông 70 tuổi bị nhiễm trùng huyết nguy kịch.
bangdatally.xyz - Một bé trai khoảng 6-7 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa Bồ Đề, hiện đang được chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội).
bangdatally.xyz - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân chủ động bảo vệ sức khỏe khi tham gia hoạt động đông người trong thời tiết nắng nóng để tránh say nắng, kiệt sức.
bangdatally.xyz - Bé trai 8 tuổi chỉ tiêm 1 mũi vaccine sởi, nhập viện trong tình trạng mệt lả, phát ban, viêm phế quản.
bangdatally.xyz - Bệnh não do rượu là biến chứng nguy hiểm nhưng dễ bỏ qua, có thể hồi phục nếu điều trị sớm.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật thành công khối u não nền sọ hiếm gặp do hội chứng di truyền Von Hippel-Lindau cho bệnh nhân 14 tuổi.
bangdatally.xyz - Bị bỏng điện khi đang làm việc, nam thợ điện 37 tuổi may mắn giữ được bàn tay nhờ được đưa đến viện kịp thời và điều trị sát sao tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
bangdatally.xyz - Từ ngày 25/4 đến 1/5, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 191 ca sởi, 313 ca tay chân miệng và 12 ca sốt xuất huyết. Ca mắc tay chân miệng tăng mạnh ở nhóm trẻ ≤ 3 tuổi.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Chợ Rẫy ghép tạng xuyên đêm dịp lễ 30/4-1/5, mang lại sự sống cho 6 người bệnh nhờ nguồn hiến quý giá từ một bệnh nhân chết não.
bangdatally.xyz - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu điều trị tốt nhất cho cháu bé bị công nông cán qua người và chỉ đạo làm rõ phản ánh về tiếp nhận cấp cứu tại BVĐK Nam Định.
bangdatally.xyz - Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 với thông điệp "Găng tay không thay được vệ sinh tay" kêu gọi nhân viên y tế tuân thủ 5 thời điểm vệ sinh tay để bảo vệ người bệnh.