
Mặc dù lũy kế ca bệnh vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng năm nay số ca mắc bệnh nặng, đặc biệt ở bệnh tay chân miệng đang là vấn đề đáng lo ngại. Các bác sĩ dự báo, nguy cơ "dịch chồng dịch" có thể xảy ra nếu không có các giải pháp phòng, chống kịp thời.
Tay chân miệng bùng phát, sốt xuất huyết tiềm ẩn nguy cơ
Những ngày gần đây, số ca bệnh tay chân miệng nhập viện tại các bệnh viện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang gia tăng nhanh chóng. Tại một số bệnh viện tuyến cuối, số lượng trẻ nhập viện điều trị tăng gấp 3-4 lần so với 1 tháng trước. Tại Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện điều trị cho khoảng 200 trẻ mắc tay chân miệng. Số trẻ mắc mới nhập viện cũng gia tăng mỗi ngày, đặc biệt số ca nặng cũng không ngừng tăng. Nhiều bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, chuyển độ đột ngột. Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ mới 6 tháng tuổi, được chẩn đoán mắc tay chân miệng độ 1 tại bệnh viện địa phương sau khi bị sốt 3 ngày. Tuy nhiên, 1 ngày sau trẻ đã chuyển sang độ 4, suy hô hấp, tím tái, trụy tim mạch và được chuyển viện lên tuyến trên. Tại đây các bác sĩ đã phải mở nội khí quản, lọc máu liên tục mới có thể giữ được tính mạng cho trẻ.
Tình hình tương tự tại Khoa Nhi C, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, 40/50 giường bệnh đã kín bệnh nhi điều trị tay chân miệng. Hầu hết các bệnh nhi đều mắc tay chân miệng độ 2a. Trước tình hình số ca mắc tay chân miệng không ngừng gia tăng, các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng các phương án tăng thêm giường bệnh, bổ sung nhân sự nhằm đảm bảo điều trị kịp thời cho trẻ.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, chỉ trong tháng 6, toàn Thành phố ghi nhận 2.690 ca mắc tay chân miệng. Từ đầu năm 2023 đến nay, Thành phố có 4.500 trẻ mắc tay chân miệng. Tuy số ca mắc thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng với nguyên nhân gây bệnh là Enterovirus (EV71) - chủng virus có độc lực cao, có thể gây bệnh nặng và thậm chí tử vong, là tác nhân gây ra các vụ dịch lớn vào các năm 2011 và 2018, ngành Y tế dự báo số ca mắc và số ca nặng sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần sắp tới và có thể kéo dài nếu không quyết liệt có các biện pháp dự phòng bệnh.
Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP. Hồ Chí Minh có 8.519 ca bệnh sốt xuất huyết, thấp hơn cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, Sở Y tế dự báo, theo quy luật diễn tiến dịch bệnh hàng năm tại Thành phố, mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng cao trong tháng 7 và dự kiến kéo dài đến hết tháng 10. Trong khi đó, qua giám sát điểm nguy cơ của Sở Y tế, có đến 48% điểm nguy cơ trên địa bàn (49/103 điểm) có lăng quăng (bọ gậy). Đơn cử như khi kiểm tra 3 điểm nguy cơ tại Phường 11, Quận 3 thì cả 3 điểm đều có lăng quăng gồm: 1 hộ dân, 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ và 1 ngôi chùa. Tương tự, 3 điểm nguy cơ tại phường An Lạc, quận Bình Tân cũng đều phát hiện lăng quăng. Lăng quăng được phát hiện trong các vật chứa là lốp xe hỏng, tấm đậy trên phuy nước, các vũng nước đọng ở chợ, khu dân cư…
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh nhận định, đây là con số đáng báo động bởi tỷ lệ này sẽ cao hơn nữa khi Thành phố chính thức bước vào mùa mưa. "Nếu không có các biện pháp quyết liệt để kiểm soát các điểm nguy cơ thì nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát sẽ hiện hữu", Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh bày tỏ lo ngại.
Triển khai quyết liệt nhiều biện pháp
Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai hàng loạt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay từ tháng 5. Đối với sốt xuất huyết, một trong các giải pháp quan trọng là phân loại đúng, xử lý dứt điểm các điểm nguy cơ gây dịch tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Bên cạnh đó, ngành Y tế tổ chức các lớp tập huấn về điều trị cũng như can thiệp phòng bệnh tại cộng đồng; tiếp tục vận dụng mô hình phân tầng vào công tác thu dung điều trị, duy trì hoạt động Tổ chuyên gia điều trị sốt xuất huyết của Sở Y tế để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời cho công tác điều trị, đồng thời tiếp tục triển khai quy trình báo động đỏ đối với người mắc sốt xuất huyết nhằm đảm bảo kịp thời cứu sống người bệnh.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã tăng cường hoạt động giám sát các điểm nguy cơ sốt xuất huyết. Tất cả các điểm nguy cơ có lăng quăng đều đã được các Trạm Y tế hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tổng vệ sinh, dọn dẹp, xử lý vật chứa và sẽ tái giám sát sau một tuần. Những điểm nguy cơ mà không tuân thủ hướng dẫn xử lý sẽ bị xử phạt theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Đối với những điểm nguy cơ có lăng quăng, khó xử lý, Sở Y tế đã có văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức để có hướng chỉ đạo xử lý.
Đối với dịch bệnh tay chân miệng, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng kịch bản ứng phó gồm 3 cấp độ, thực hiện phân tầng điều trị với tầng cuối là các bệnh viện chuyên khoa nhi và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Thành phố cũng thành lập Tổ chuyên gia điều trị bệnh tay chân miệng nhằm tăng cường công tác hội chẩn các ca nặng cần chuyển tuyến hoặc ca khó với các cơ sở y tế trong Thành phố và các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam nhằm đảm bảo công tác chuyển viện an toàn. Sở Y tế phân công các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tiếp tục hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện thuộc tỉnh/thành phố phía Nam về công tác điều trị bệnh tay chân miệng để xử trí kịp thời, hạn chế thấp nhất tình trạng tử vong.
Ngành Y tế cũng đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng. Thông tin về dịch bệnh, các biện pháp phòng bệnh được cập nhật hàng ngày với những hình thức truyền thông đa dạng như: video phóng sự, đăng tin trên Fanpage, Tiktok, xe loa cổ động, phát thanh, phát tờ rơi, tư vấn sức khỏe, truyền thông nhóm, nói chuyện sức khỏe... nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh cũng như cập nhật các kiến thức về dấu hiệu chuyển nặng cho người dân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Lần đầu tiên, kỹ thuật đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi được thực hiện thành công tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, mở ra hy vọng sống cho thai kỳ nguy cơ cao.
bangdatally.xyz - Nữ bệnh nhân 48 tuổi nhập viện vì ho, sốt kéo dài không đáp ứng thuốc. Xét nghiệm phát hiện viêm phổi do phế cầu - bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu điều trị muộn.
bangdatally.xyz - Tuần 17/2025, số ca nghi mắc sởi giảm 4,3%. Bộ Y tế triển khai đợt 3 chiến dịch tiêm chủng và yêu cầu hoàn thành mũi 1 trước 30/4, mũi 2 trước 15/5.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp tiếp nhận hai trường hợp trẻ nhập viện với chẩn đoán chấn thương bụng kín, tổn thương lách do tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông.
bangdatally.xyz - Một ca bệnh hiếm gặp, khối u mạch máu vùng mặt phức tạp suýt cướp đi mạng sống bệnh nhân đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới xử lý thành công.
bangdatally.xyz - TP Hà Nội đã triển khai đồng loạt các hoạt động truyền thông, tập huấn và giám sát nhằm hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 và phòng chống nhiễm khuẩn.
bangdatally.xyz - Nam bệnh nhân 34 tuổi bị tăng huyết áp kéo dài do u tuyến thượng thận đã được Bệnh viện Nội tiết Trung ương phát hiện, điều trị kịp thời và không cần dùng thuốc sau mổ.
bangdatally.xyz - Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi toàn quốc lô Viên nén Tegrucil-1 do vi phạm chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu các đơn vị phân phối, sử dụng thuốc phối hợp thực hiện.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) đã điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai năm 2025. Bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện.
bangdatally.xyz - Hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen chứa chất cấm Sibutramine, có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ bị ngộ độc Paracetamol - loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến trong mọi gia đình.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân 17 tuổi (Hà Nội) bị chấn thương tim nghiêm trọng do dị vật kim loại sắc nhọn xuyên thấu.
bangdatally.xyz - Khả năng sinh sản ở nữ giới bắt đầu suy giảm do chất lượng trứng và nội tiết tố kém ổn định sau tuổi 30. Vậy làm sao để tối ưu cơ hội mang thai khi tuổi không còn trẻ?
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thực hiện thành công ca ghép thận thứ 10 liên tiếp chỉ sau một năm triển khai, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân suy thận tại miền Tây.
bangdatally.xyz - Một bệnh nhân nữ 47 tuổi (Hà Nội) vừa được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cứu đôi chân trái bị dập nát sau tai nạn giao thông nghiêm trọng.