
Ngày 17/11, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12/2022) với chủ đề "Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng".
Kết thúc dịch AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà là khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Mục tiêu kết thúc dịch AIDS sẽ hoàn thành khi Việt Nam đạt được các tiêu chí: Số người nhiễm HIV phát hiện dưới 1.000 ca mỗi năm (hiện nay số người nhiễm là 10.000 ca/năm). Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến AIDS nhỏ hơn 1/100.000 dân (hiện nay, ước tính 3,5 người/100.000 dân). Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ít hơn 2% (hiện nay 6%).
Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 được triển khai ở tất cả các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương với nhiều hoạt động đa dạng như: Mít tinh, diễu hành, hội nghị, hội thảo, các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội, các chiến dịch, cuộc thi, talkshow... Lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng cấp Quốc gia được Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Trung ương Đoàn tổ chức tại Bắc Ninh vào ngày 26/11.
Chia sẻ về chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Phan Thị Thu Hương nhấn mạnh: Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã có một xu hướng mới. Trước đây khi nói đến nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam, chúng ta nghĩ đến ngay nhóm người nghiện chích ma túy hay phụ nữ mại dâm. Song hiện nay, qua phân tích sâu những số liệu khoa học của người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo hằng năm cho thấy, tỷ lệ lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, chủ yếu là những người quan hệ đồng giới nam có xu hướng tăng.
Một vấn đề đáng quan ngại khác hiện nay là xu hướng trẻ hóa tăng nhanh khi có ngày càng nhiều người nhiễm HIV ở lứa tuổi trẻ. Chính vì vậy, chủ đề của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay tập trung nhiều hơn vào nhóm thanh niên. Họ là nhóm người cần có được sự quan tâm đầy đủ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ở cấp trung học và cả khi rời ghế nhà trường tiếp cận đến các môi trường mới để có kiến thức, biết được các biện pháp dự phòng tốt cho bản thân. Bà Phan Thị Thu Hương mong muốn những thông điệp, kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS sẽ được lan tỏa rộng rãi đến cộng đồng; đặc biệt là các thanh niên trẻ để các bạn có thể dự phòng tốt hơn cho bản thân.
Tại buổi gặp mặt, ThS. Võ Hải Sơn, Trưởng phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã chia sẻ về tình hình dịch HIV/AIDS, những thành tựu đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 cũng như những khó khăn, thách thức và mục tiêu hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030...
Theo ThS. Võ Hải Sơn, số liệu 9 tháng năm 2022 của Bộ Y tế cho thấy, Việt Nam có khoảng 250.000 (dao động từ 220.000-270.000) người nhiễm HIV, trong đó số báo cáo hiện mắc là 220.580 ca; số ca phát hiện mới trên toàn quốc là 9.025; số ca tử vong mới là 1.378, số ca tử vong lũy tích là 112.368. Đáng lưu ý, xu hướng trẻ hóa tăng nhanh. Đường lây truyền chính trong nhóm trẻ tuổi từ 19-30, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục.
Với những nỗ lực triển khai toàn diện và hiệu quả các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS so với 10 năm trước đây. Việt Nam giữ vững mục tiêu khống chế tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3% (hiện ước đạt 0,26%); giảm tác động của HIV/AIDS đối với sức khỏe và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong năm 2022, công tác phòng, chống HIV/AIDS đạt được nhiều kết quả tích cực. Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và truyền thông tạo cầu cho giới trẻ đa dạng, hiệu quả thông qua nhiều sự kiện truyền thông trong khu công nghiệp, trường học và truyền thông đa phương tiện. Các hoạt động can thiệp giảm hại tiếp tục được triển khai. Các dịch vụ xét nghiệm HIV (xét nghiệm tại các cơ sở y tế, xét nghiệm dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm...) được mở rộng và đa dạng hóa, qua đó phát hiện gần 10.000 trường hợp nhiễm mới.
Công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tiếp tục duy trì và đổi mới. Hơn 51.000 bệnh nhân đang điều trị thường xuyên; 2.857 bệnh nhân được cấp phát mang về tại 6 tỉnh. Điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm (PrEP) triển khai tốt. Tốc độ tăng trưởng khách hàng nhanh hơn so với các nước trong khu vực. Hiện có hơn 60.000 người sử dụng PrEP; tỷ lệ duy trì điều trị cao 72%. Hệ thống thông tin quản lý người nhiễm phiên bản 4.0 và phần mềm quản lý điều trị PREP, ARV, cung ứng thuốc (HMED) được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố.
Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong 10 tháng năm 2022, công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn gặp những khó khăn, thách thức. Cụ thể, dịch HIV vẫn đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng nhiễm, mới nhất là nhóm thanh, thiếu niên trẻ, nhóm nam quan hệ đồng tính và các can thiệp cho nhóm này rất khó khăn vì quần thể này ẩn, khó tiếp cận. Bên cạnh đó, còn một số địa phương chưa phê duyệt đề án bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Quy trình, thủ tục mua sắm, đấu thầu thuốc ARV, sinh phẩm xét nghiệm gặp nhiều vướng mắc nên xảy ra thiếu thuốc cục bộ và một số địa phương không có sinh phẩm để xét nghiệm. Tình trạng nghiện các chất ma túy tổng hợp và ma túy dạng kích thích đang gia tăng, chưa có thuốc điều trị nghiện cũng như hướng dẫn chi trả cho xác định tình trạng nghiện.
Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS chính thức được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (UBQG) phát động từ năm 2008. Từ đó đến nay, Ủy ban Quốc gia đã lấy thời gian từ ngày 10/11-10/12 là Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam. Tháng hành động đã trở thành sự kiện quan trọng hàng năm thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và người dân; huy động cả cộng đồng vào cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Công ty TNHH Dược phẩm FOBIC vinh dự đạt TOP 10 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương năm 2025.
bangdatally.xyz - Bị chướng bụng, ông S.D.S nghĩ chỉ đau dạ dày nên tự chữa tại nhà. Sau 2 tuần, triệu chứng không giảm, ông S đi khám phát hiện u ác lấp kín ruột, phải cắt 19cm đại tràng.
bangdatally.xyz - Ngày Hen toàn cầu là sự kiện thường niên do Sáng kiến Toàn cầu về bệnh Hen phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới phát động, được tổ chức vào thứ 3 đầu tiên của tháng 5.
bangdatally.xyz - Tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) vừa ghi nhận ca nhiễm giun rồng - ký sinh trùng hiếm từng bị loại trừ.
bangdatally.xyz - Một cụ bà 77 tuổi tại Lục Yên, Yên Bái, bị đàn chó cắn gây nhiều vết thương sâu nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Một vết cắn nhỏ khi đi rừng khiến cụ ông 70 tuổi bị nhiễm trùng huyết nguy kịch.
bangdatally.xyz - Một bé trai khoảng 6-7 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa Bồ Đề, hiện đang được chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội).
bangdatally.xyz - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân chủ động bảo vệ sức khỏe khi tham gia hoạt động đông người trong thời tiết nắng nóng để tránh say nắng, kiệt sức.
bangdatally.xyz - Bé trai 8 tuổi chỉ tiêm 1 mũi vaccine sởi, nhập viện trong tình trạng mệt lả, phát ban, viêm phế quản.
bangdatally.xyz - Bệnh não do rượu là biến chứng nguy hiểm nhưng dễ bỏ qua, có thể hồi phục nếu điều trị sớm.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật thành công khối u não nền sọ hiếm gặp do hội chứng di truyền Von Hippel-Lindau cho bệnh nhân 14 tuổi.
bangdatally.xyz - Bị bỏng điện khi đang làm việc, nam thợ điện 37 tuổi may mắn giữ được bàn tay nhờ được đưa đến viện kịp thời và điều trị sát sao tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
bangdatally.xyz - Từ ngày 25/4 đến 1/5, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 191 ca sởi, 313 ca tay chân miệng và 12 ca sốt xuất huyết. Ca mắc tay chân miệng tăng mạnh ở nhóm trẻ ≤ 3 tuổi.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Chợ Rẫy ghép tạng xuyên đêm dịp lễ 30/4-1/5, mang lại sự sống cho 6 người bệnh nhờ nguồn hiến quý giá từ một bệnh nhân chết não.
bangdatally.xyz - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu điều trị tốt nhất cho cháu bé bị công nông cán qua người và chỉ đạo làm rõ phản ánh về tiếp nhận cấp cứu tại BVĐK Nam Định.