
1. Rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh dài ngày
Hội chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi có sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, gây đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Đối với người thường xuyên sử dụng kháng sinh, tần suất bị rối loạn tiêu hóa ngày một dày hơn. Nguyên nhân được làm rõ như sau:
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do sử dụng kháng sinh lâu ngày
Trong đường ruột có một số lượng lớn các vi khuẩn sinh sống. Ở điều kiện cơ thể khỏe mạnh, các vi khuẩn này có vai trò hỗ trợ chức năng tiêu hoá, hấp thu cũng như đào thải các chất cặn bã ra khỏi đường ruột. Ngoài ra, vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ đường ruột, ngăn chặn sự tấn công của các hại khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Vì vậy, hệ vi khuẩn đường ruột được cân bằng là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các loại kháng sinh liều cao hay việc dùng kháng sinh kéo dài khiến cho các vi khuẩn có lợi sinh sống trong đường ruột sẽ phải chịu sự ảnh hưởng lớn, cụ thể là sự suy giảm về số lượng do vi khuẩn bị kháng sinh tiêu diệt. Sự cân bằng vi khuẩn vốn có ở đường ruột bị phá vỡ, vi khuẩn có lợi không còn đủ số lượng để lấn áp hại khuẩn, các vi khuẩn gây bệnh đã ẩn chứa sẵn trong hệ tiêu hóa thừa cơ phát triển nhanh chóng. Đồng thời, các hại khuẩn từ bên ngoài thừa cơ xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Nguy cơ kháng thuốc do lạm dụng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên trong thời gian dài có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên nặng hơn và có nguy cơ dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh. Nguyên nhân là do các vi khuẩn sau quá trình lâu dài tiếp xúc với môi trường chứa kháng sinh đã biến đổi để thích ứng với việc tồn tại khi có mặt các loại kháng sinh này. Điều đó có nghĩa là vi khuẩn không bị giết bởi các loại thuốc kháng sinh được thiết kế để tiêu diệt chúng.
Các vi khuẩn này tiếp tục phát triển mạnh mẽ về số lượng, đồng thời chúng có thể chuyển gen kháng kháng sinh cho các vi khuẩn khác, gây nên tình trạng kháng kháng sinh nghiêm trọng và trở thành mối đe dọa lớn cho con người. Kháng kháng sinh xảy ra khiến cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể điều trị được.
2. Triệu chứng thường gặp
Giống như triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường, biểu hiện khi bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh dài ngày có các triệu chứng thường gặp như sau:
Tiêu chảy: đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Tình trạng phân sống, đôi khi có nhầy đặc.
Đau bụng: đau âm ỉ trong nhiều giờ, đau theo từng cơn.
Đầy bụng: đầy hơi chướng bụng, ăn không tiêu, không cảm thấy thấy đói.
3. Làm thế nào khi bị rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh?
Khi xác định được tình trạng rối loạn tiêu hóa có nguyên nhân do dùng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể xử lý bằng một số gợi ý dưới đây:
Bù nước cho cơ thể: cho người bệnh uống nhiều nước khi bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá.
Bù chất điện giải bằng cách pha - uống dung dịch oresol.
Ăn các thức ăn ít chất xơ, mềm, dễ tiêu hoá.
Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng các chế phẩm như men vi sinh chứa Bào tử lợi khuẩn.
4. Sử dụng men vi sinh kèm kháng sinh như thế nào cho đúng cách?
Việc bổ sung men vi sinh khi đường ruột đang mất cân bằng hệ vi sinh do sử dụng kháng sinh là vô cùng cần thiết. Các lợi khuẩn có trong men vi sinh sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của hại khuẩn, đồng thời thiết lập lại trạng thái cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, kích thích sản sinh các kháng thể giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với bệnh tật.
Tuy nhiên, nếu sử dụng men vi sinh chứa lợi khuẩn thường, người dùng cần chú ý bổ sung sau khi kết thúc liệu trình điều trị bằng kháng sinh hoặc uống sau khi dùng kháng sinh 2 tiếng. Cách dùng này nhằm mục đích đảm bảo lợi khuẩn không bị thuốc kháng sinh tiêu diệt hết và có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.
Riêng trường hợp bổ sung men vi sinh có thành phần là Bacillus Clausii, người bệnh hoàn toàn có thể dùng song song bởi khả năng sống sót mạnh mẽ của Bacillus Clausii trong môi trường kháng sinh nồng độ cao nhờ tính đề kháng tự nhiên với khá nhiều loại kháng sinh như ampicillin, cephalosporin, erythromycin, lincomycin và chloramphenicol...(Nghiên cứu của Casuala và đồng sự, 2002; Duc và đồng sự, 2004).
Chính bởi vậy, chế phẩm Probiotics chứa Bacillus clausii thường được khuyên dùng để hỗ trợ sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột trong giai đoạn sử dụng kháng sinh.
Bào tử lợi khuẩn kháng đa kháng sinh LiveSpo Clausy là sản phẩm được ứng dụng công nghệ "Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH" với thành phần chứa trên 2 tỷ Bào tử lợi khuẩn sống Bacillus clausii và nước cất vừa đủ trong một ống 5ml.
Sản phẩm có công dụng bổ sung men vi sinh có lợi cho đường ruột. Hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, phân sống, đầy bụng, khó tiêu, tiêu hóa kém…
Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về sức khỏe, độc giả vui lòng liên hệ 19008946
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Nguồn nước bị ô nhiễm có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
bangdatally.xyz - Lần đầu tiên, kỹ thuật đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi được thực hiện thành công tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, mở ra hy vọng sống cho thai kỳ nguy cơ cao.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, Hà Giang) trong tình trạng gồng cứng toàn thân, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.
bangdatally.xyz - Trong 50 giờ, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã ghép gan, thận thành công từ người hiến chết não, cứu sống 3 bệnh nhân suy gan, suy thận giai đoạn cuối.
bangdatally.xyz - Người phụ nữ 28 tuổi, sốc phản vệ nguy kịch khi nâng mũi vừa được cứu sống ngoạn mục nhờ kỹ thuật hybrid ECMO tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, chỉ sau 8 ngày điều trị.
bangdatally.xyz - Nữ bệnh nhân 63 tuổi phải nhập viện cấp cứu do hạ natri máu nghiêm trọng sau thời gian dài dùng thuốc huyết áp lợi tiểu mà không tái khám định kỳ.
bangdatally.xyz - Tham gia lễ hội là dịp thư giãn, gắn kết, nhưng đừng quên đảm bảo an toàn thực phẩm và chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách để chuyến đi thêm trọn vẹn.
bangdatally.xyz - Nữ bệnh nhân 48 tuổi nhập viện vì ho, sốt kéo dài không đáp ứng thuốc. Xét nghiệm phát hiện viêm phổi do phế cầu - bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu điều trị muộn.
bangdatally.xyz - Tuần 17/2025, số ca nghi mắc sởi giảm 4,3%. Bộ Y tế triển khai đợt 3 chiến dịch tiêm chủng và yêu cầu hoàn thành mũi 1 trước 30/4, mũi 2 trước 15/5.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp tiếp nhận hai trường hợp trẻ nhập viện với chẩn đoán chấn thương bụng kín, tổn thương lách do tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông.
bangdatally.xyz - Một ca bệnh hiếm gặp, khối u mạch máu vùng mặt phức tạp suýt cướp đi mạng sống bệnh nhân đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới xử lý thành công.
bangdatally.xyz - TP Hà Nội đã triển khai đồng loạt các hoạt động truyền thông, tập huấn và giám sát nhằm hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 và phòng chống nhiễm khuẩn.
bangdatally.xyz - Nam bệnh nhân 34 tuổi bị tăng huyết áp kéo dài do u tuyến thượng thận đã được Bệnh viện Nội tiết Trung ương phát hiện, điều trị kịp thời và không cần dùng thuốc sau mổ.
bangdatally.xyz - Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi toàn quốc lô Viên nén Tegrucil-1 do vi phạm chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu các đơn vị phân phối, sử dụng thuốc phối hợp thực hiện.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) đã điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai năm 2025. Bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện.