
Theo bác sĩ Phạm Hồng Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, hiện khoa đang điều trị cho 2 bệnh nhân mắc uốn ván. Tính từ đầu năm tới nay, đây là trường hợp thứ 3 và thứ 4 mắc uốn ván nhập viện và điều trị tại bệnh viện.
Thống kê hàng năm tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho khoảng 8-15 trường hợp mắc uốn ván. Đặc biệt, năm 2019, số ca mắc uốn ván tăng đỉnh điểm lên 37 trường hợp.
Có thể thấy, uốn ván không phải là bệnh hiếm gặp và bệnh rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời thì nguy cơ tử vong ở người bệnh sẽ ở mức cao. Tuy nhiên, ý thức của cộng đồng trong việc phòng chống bệnh còn hạn chế, khiến nhiều người bị vi trùng gây bệnh tấn công.
Hầu hết các trường hợp mắc uốn ván phải mất thời gian điều trị dài ngày, chi phí điều trị tốn kém. Không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, người bệnh bị uốn ván còn trở thành gánh nặng cho gia đình bởi sau điều trị, dù người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn thần kinh nhưng vận động sẽ hồi phục lâu (từ vài tháng cho đến 1 năm) nên bệnh nhân cần hỗ trợ vật lý trị liệu phục hồi.
Chăm sóc cha bị uốn ván đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, anh H.V.V. (trú tại huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông) cho biết: Khi ở nhà, trong lúc làm vườn, cha tôi chẳng may bị cây chọc vào tay gây ra vết xước. Cứ tưởng là vết thương bình thường nên cha tôi chủ quan không xử lý vết thương đúng cách. Sau vài ngày, cha tôi có biểu hiện sốt, khó thở, cứng hàm, không ăn, không nuốt được rồi co giật cắn cả lưỡi. Khi gia đình đưa cha vào bệnh viện khám thì bác sĩ cho biết cha tôi bị uốn ván.
"Trước đến nay tôi chưa gặp trường hợp nào bị uốn ván và cũng không biết căn bệnh này nó như thế nào cho tới khi cha tôi bị. Tôi không nghĩ rằng vết thương bình thường có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng như vậy" - anh V. nói thêm.
Cũng chăm sóc con bị uốn ván sau khi bị vết thương ở đầu, bà V.T.Q. (trú tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa hết bàng hoàng vì con mình mắc bệnh uốn ván. Theo bà Q., con trai bà vốn thỉnh thoảng lên cơn co giật, tự ngã. Trong một lần ngã, cháu chẳng may bị thương ở đầu. Mặc dù gia đình đã vệ sinh vết thương cho cháu nhưng vài hôm sau, cháu có biểu hiện không ăn uống được vì cứng hàm. Khi nhập viện, bác sĩ cho biết cháu bị uốn ván do vết thương và đang trong tình trạng rất nặng.
Bác sĩ Phạm Hồng Lâm cho biết: Đa số các trường hợp mắc uốn ván nhập viện điều trị là người lao động không được tiêm phòng uốn ván. Khi người lao động bị các vết thương xây xước, các vết thương do giẫm phải đinh, vết thương do dụng cụ lao động… nhưng không xử lý vết thương đúng cách, không đi tiêm huyết thanh nên dẫn đến bị uốn ván.
Trực khuẩn uốn ván tồn tại khắp nơi trong môi trường tự nhiên, ở đất, cát… dưới dạng nha bào. Khi xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, các nha bào uốn ván sẽ phát triển, sản sinh độc tố và gây bệnh uốn ván. Biểu hiện lâm sàng đầu tiên của bệnh uốn ván là cứng hàm, sau đó đến co cứng cơ và co giật.
"Đối với người lớn, khi mắc uốn ván, quá trình điều trị rất khó khăn, nan giải vì bệnh nặng. Khi nhiễm khuẩn clostridium tetani, độc tố protein là tetanospasmin được tiết ra sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bệnh nhân, gây tổn thương não, hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và tử vong nhanh. Tuy nhiên, hiện nay Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã đáp ứng đầy đủ tiêu chí để điều trị căn bệnh này. Do đó, riêng đối với bệnh uốn ván, khi đã có các biểu hiện của bệnh thì người dân nên đến ngay bệnh viện để được điều trị sớm nhất" - bác sĩ Lâm nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Lâm, để phòng bệnh uốn ván, cần thực hiện tốt công tác dự phòng. Ở người lớn tuổi, cơ bản nhất là xử lý tốt vết thương. Cụ thể, sau khi bị thương phải rửa sạch vết thương bằng nước sạch, sau đó rửa lại vết thương bằng oxy già, để thông thoáng vết thương và tuyệt đối không rắc bất kỳ loại thuốc nào hay băng bó vết thương. Bởi khi vết thương thông thoáng thì vi khuẩn uốn ván sẽ không sống được. Bản chất uốn ván là trực khuẩn kỵ khí, có oxy là chết, không có oxy là sống. Do đó, chúng ta phải tạo môi trường có oxy bằng cách để vết thương thông thoáng. Bên cạnh đó, nên tới cơ sở y tế tiêm huyết thanh để phòng bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Nữ bệnh nhân 63 tuổi phải nhập viện cấp cứu do hạ natri máu nghiêm trọng sau thời gian dài dùng thuốc huyết áp lợi tiểu mà không tái khám định kỳ.
bangdatally.xyz - TP Hà Nội đã triển khai đồng loạt các hoạt động truyền thông, tập huấn và giám sát nhằm hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 và phòng chống nhiễm khuẩn.
bangdatally.xyz - Nam bệnh nhân 34 tuổi bị tăng huyết áp kéo dài do u tuyến thượng thận đã được Bệnh viện Nội tiết Trung ương phát hiện, điều trị kịp thời và không cần dùng thuốc sau mổ.
bangdatally.xyz - Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi toàn quốc lô Viên nén Tegrucil-1 do vi phạm chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu các đơn vị phân phối, sử dụng thuốc phối hợp thực hiện.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) đã điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai năm 2025. Bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện.
bangdatally.xyz - Hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen chứa chất cấm Sibutramine, có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ bị ngộ độc Paracetamol - loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến trong mọi gia đình.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân 17 tuổi (Hà Nội) bị chấn thương tim nghiêm trọng do dị vật kim loại sắc nhọn xuyên thấu.
bangdatally.xyz - Khả năng sinh sản ở nữ giới bắt đầu suy giảm do chất lượng trứng và nội tiết tố kém ổn định sau tuổi 30. Vậy làm sao để tối ưu cơ hội mang thai khi tuổi không còn trẻ?
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thực hiện thành công ca ghép thận thứ 10 liên tiếp chỉ sau một năm triển khai, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân suy thận tại miền Tây.
bangdatally.xyz - Một bệnh nhân nữ 47 tuổi (Hà Nội) vừa được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cứu đôi chân trái bị dập nát sau tai nạn giao thông nghiêm trọng.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam bị tổn thương não do thói quen ăn gỏi cá, tiết canh, thịt tái.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa tiếp nhận bé trai 9 tuổi nhập viện với vết thương phức tạp vùng cổ trái, kích thước 2x2cm, bờ nham nhở.
bangdatally.xyz - Hà Nội triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc năm 2025, siết chặt quản lý nguồn gốc, lưu thông, sử dụng thuốc, đảm bảo an toàn cho người dân.
bangdatally.xyz - Sở Y tế Hà Tĩnh đã thiết lập đường dây nóng 0965.341.616 để tiếp nhận các thông tin liên quan đến thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.