
Nghi ngờ viêm màng não, mẹ đưa con nhập viện mới phát hiện bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Suốt 4 ngày, bệnh nhi A.Đ (15 tuổi, Bắc Ninh) có biểu hiện đau đầu, đau bụng, nôn liên tục nên gia đình chị P. vội vàng đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán bị viêm màng não và có chỉ định chọc dịch não tủy.
Tuy nhiên sau đó, gia đình và bệnh viện quyết định chuyển tuyến cho bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng yếu liệt tứ chi, mệt mỏi và nôn nhiều.
Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, xét nghiệm thăm dò chức năng, bệnh nhi được chuyển đến Trung tâm Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền & Liệu pháp phân tử với kết quả mắc bệnh rối loạn chuyển hóa propionic - cơ thể không có khả năng hấp thụ đạm (một dạng rối loạn chuyển hóa axit amin). Lúc này mẹ bệnh nhi mới giật mình biết con đã mang bệnh suốt bao nhiêu năm qua mà gia đình không hề hay biết.
Do chẩn đoán muộn, căn bệnh này đã khiến bệnh nhi có tổn thương lớn về não.
Phát hiện bệnh sớm, cơ hội phục hồi cao
TS.BS Vũ Chí Dũng, Giám đốc Trung tâm Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền & Liệu pháp phân tử, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh rất khó xác định, do thường bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh thông thường như suy hô hấp, nhiễm trùng, tiêu chảy cấp,…
Các rối loạn chuyển hóa hoặc các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh gây nên bởi sự tắc nghẽn (một phần hoặc hoàn toàn) một con đường chuyển hóa thiết yếu của cơ thể.
Nhóm bệnh này hình thành do sự thiếu hụt các enzyme, receptor, protein vận chuyển hoặc các yếu tố đồng vận trong quá trình chuyển hóa axit amin, axit béo và axit hữu cơ. Từ đó làm thay đổi các chu trình tổng hợp hoặc thoái hóa các chất trong cơ thể, tạo thành các sản phẩm bất thường, dẫn đến suy chức năng các cơ quan: hội chứng não cấp, suy gan cấp, suy đa tạng, suy tim, nôn chu kỳ, chậm phát triển tinh thần vận động, tổn thương các cơ quan liên kết như xương, khớp… ở mọi độ tuổi từ sơ sinh đến trẻ lớn. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân sẽ dẫn đến tử vong.
Nỗi lo lắng của các chuyên gia là hiện chưa nhiều bác sĩ cũng như bậc cha mẹ biết đến căn bệnh này, nên việc phát hiện bệnh rất khó. Trong khi việc chẩn đoán đúng bệnh giúp tỉ lệ tử vong giảm từ 50% xuống 14% và được điều trị sớm sẽ không bị tàn phế. Theo TS.BS Vũ Chí Dũng, các triệu chứng cần phải lưu ý đến bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh ở trẻ là bị hạ đường huyết, thở nhanh, giảm trương lực cơ, co giật, hôn mê…
"Về mặt tiếp cận điều trị, chúng ta có hai hướng, đó là thay thế các enzyme bị thiếu hụt hoặc hạn chế các chất nền - các sản phẩm dinh dưỡng - đưa vào cơ thể mà các chất nền này không thể chuyển hóa được trong các trường hợp bệnh lý". Đối với các trường hợp bú mẹ thì trẻ phải được sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt, phù hợp với quá trình điều trị.
Sàng lọc sơ sinh, "chìa khóa vàng" giúp điều trị kịp thời bệnh
Trong thai kỳ, em bé hấp thụ dinh dưỡng đã được mẹ chuyển hóa. Nhưng khi sinh ra, bé bắt đầu bú mẹ thì hệ tiêu hóa trong bé được hoạt động, lúc này nếu các chất không được chuyển hóa hết thì các triệu chứng bệnh mới bắt đầu được biểu hiện rõ ra ngoài.
Các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa và di truyền thường ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ, như: chậm lớn, chậm phát triển thể chất và trí tuệ, rối loạn phát triển giới tính, hạn chế khả năng học tập và lao động, thậm chí nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Vì vậy, sàng lọc sơ sinh bằng cách lấy máu gót chân trong vòng 36 - 72 giờ đầu sau sinh để xét nghiệm nhằm phát hiện sớm các bệnh khi chưa có triệu chứng, từ đó chẩn đoán và điều trị kịp thời giảm các di chứng của bệnh gây ra, được xem là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ có một khởi đầu tốt đẹp để phát triển bình thường và khỏe mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Công ty TNHH Dược phẩm FOBIC vinh dự đạt TOP 10 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương năm 2025.
bangdatally.xyz - Bị chướng bụng, ông S.D.S nghĩ chỉ đau dạ dày nên tự chữa tại nhà. Sau 2 tuần, triệu chứng không giảm, ông S đi khám phát hiện u ác lấp kín ruột, phải cắt 19cm đại tràng.
bangdatally.xyz - Ngày Hen toàn cầu là sự kiện thường niên do Sáng kiến Toàn cầu về bệnh Hen phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới phát động, được tổ chức vào thứ 3 đầu tiên của tháng 5.
bangdatally.xyz - Tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) vừa ghi nhận ca nhiễm giun rồng - ký sinh trùng hiếm từng bị loại trừ.
bangdatally.xyz - Một cụ bà 77 tuổi tại Lục Yên, Yên Bái, bị đàn chó cắn gây nhiều vết thương sâu nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Một vết cắn nhỏ khi đi rừng khiến cụ ông 70 tuổi bị nhiễm trùng huyết nguy kịch.
bangdatally.xyz - Một bé trai khoảng 6-7 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa Bồ Đề, hiện đang được chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội).
bangdatally.xyz - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân chủ động bảo vệ sức khỏe khi tham gia hoạt động đông người trong thời tiết nắng nóng để tránh say nắng, kiệt sức.
bangdatally.xyz - Bé trai 8 tuổi chỉ tiêm 1 mũi vaccine sởi, nhập viện trong tình trạng mệt lả, phát ban, viêm phế quản.
bangdatally.xyz - Bệnh não do rượu là biến chứng nguy hiểm nhưng dễ bỏ qua, có thể hồi phục nếu điều trị sớm.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật thành công khối u não nền sọ hiếm gặp do hội chứng di truyền Von Hippel-Lindau cho bệnh nhân 14 tuổi.
bangdatally.xyz - Bị bỏng điện khi đang làm việc, nam thợ điện 37 tuổi may mắn giữ được bàn tay nhờ được đưa đến viện kịp thời và điều trị sát sao tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
bangdatally.xyz - Từ ngày 25/4 đến 1/5, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 191 ca sởi, 313 ca tay chân miệng và 12 ca sốt xuất huyết. Ca mắc tay chân miệng tăng mạnh ở nhóm trẻ ≤ 3 tuổi.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Chợ Rẫy ghép tạng xuyên đêm dịp lễ 30/4-1/5, mang lại sự sống cho 6 người bệnh nhờ nguồn hiến quý giá từ một bệnh nhân chết não.
bangdatally.xyz - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu điều trị tốt nhất cho cháu bé bị công nông cán qua người và chỉ đạo làm rõ phản ánh về tiếp nhận cấp cứu tại BVĐK Nam Định.