
Ổ dịch COVID-19 tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) được phát hiện vào cuối tháng 8/2021, số bệnh nhân cao nhất vào lúc này gần 300 người. Để cách ly, điều trị cho những bệnh nhân tâm thần nhiễm COVID-19, bệnh viện đã trưng dụng Khu C2 và Khoa Nhi làm nơi thu dung và điều trị. Đến nay, chỉ còn một số ít bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang được điều trị.
Do là những bệnh nhân đặc thù, nên các y, bác sĩ tại đây luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao, bởi bệnh nhân ở đây ít khi đeo khẩu trang, thậm chí giật đồ bảo hộ của nhân viên y tế, gây rối trong khu điều trị…
Khó khăn trong chăm sóc
Trở về sau thời gian hỗ trợ điều trị COVID-19 tại bệnh viện dã chiến ở TP Hồ Chí Minh, BSCKII. Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 lại vào điều trị cho bệnh nhân tại Khu C2.
Dù đã có thời gian điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở các bệnh viện dã chiến và được tập huấn các phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tâm thần, bác sĩ Thịnh cũng gặp những khó khăn nhất định. Đó là họ đều trong tình trạng mất hoặc giảm năng lực điều khiển hành vi dẫn đến khó tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch thông thường như biện pháp 5K, vệ sinh cá nhân kém, khó chấp hành y lệnh của thầy thuốc.
"Việc đeo khẩu trang với họ hầu như không có, chỉ khi nào các y bác sĩ nhắc nhở họ mới đeo, nhưng sau đó lại bỏ ra. Những bệnh nhân ở đây họ có những hạn chế nhất định cho nên rất khó khăn để sớm phát hiện những triệu chứng bất thường như những bệnh nhân bình thường khác. Sự tiếp nhận thông tin về dịch bệnh của họ hầu như không có..." - bác sĩ Thịnh chia sẻ.
Điều dưỡng Ngọc đo huyết áp cho một bệnh nhân. Ảnh: CDC Đồng Nai
Bệnh nhân ở đây là những đối tượng dễ bị tổn thương, điều trị dài ngày, phần lớn trong số họ đều trong tình trạng nuôi dưỡng kém, chế độ ăn thấp kéo dài nhiều năm (27.000 đồng/ngày) đến tháng 7/2021 được nâng lên 48.000 đồng/ ngày, dẫn đến việc nhiều người bị suy dinh dưỡng, sa sút về mặt tinh thần lẫn thể trạng. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân không có người thân, bị gia đình bỏ rơi, không nơi nương tựa sống hoàn toàn phụ thuộc vào nuôi dưỡng của bệnh viện.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Bích Ngọc, Khoa Nhi cho biết: Chị đã tham gia hỗ trợ các bệnh viện dã chiến ở TP. Hồ Chí Minh từ tháng 8, do đã từng trải qua chăm sóc bệnh nhân COVID-19, lấy mẫu bệnh phẩm, trực cấp cứu, xử lý hồ sơ của bệnh nhân ở TP. Hồ Chí Minh nên đã tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích để thực hiện tốt công tác chăm sóc bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 tại bệnh viện.
"Chăm sóc người bị tâm thần đã khó, nay họ mắc COVID-19 nữa lại càng khó khăn hơn. Mỗi khi vào thăm khám, bệnh nhân la hét, chửi mắng, đang ăn thì phun đồ ăn lên người, nhiều khi còn giật cả đồ bảo hộ của nhân viên y tế. Vì vậy, ngoài trang bị đồ bảo hộ, y, bác sĩ mỗi lần vào thăm khám phải dán thêm một lớp băng keo dính để cho chắc chắn hơn. Chúng tôi làm hết tất cả mọi việc từ chăm sóc, thuốc men, cả vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân" - điều dưỡng Ngọc cho hay.
Ưu tiên điều trị COVID-19
Theo bác sĩ Thịnh, do đây là những bệnh nhân đặc thù nên chăm sóc cũng phải đặc thù, những lúc thăm khám cần nhẹ nhàng lắng nghe, tâm sự và trấn an để họ bình tĩnh hợp tác hơn. Tuy vậy, đôi lúc cần phải cố định bệnh nhân để cho họ uống thuốc.
Nhiều bệnh nhân tâm thần không đeo khẩu trang, khi tiếp xúc với nhân viên y tế thường có thói quen tháo khẩu trang. Đặc biệt, khi được lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm, có bệnh nhân khó chịu, ho, hắt hơi, dịch văng ra ngoài gây nguy cơ lây nhiễm cao cho nhân viên y tế.
Tiêm vaccine cho bệnh nhân tâm thần.
Bác sĩ Trần Thị Mây, Khoa Cấp cứu phụ trách khu điều trị bệnh nhân tầng 2 cho biết: "Bệnh nhân tâm thần vừa cùng lúc uống thuốc điều trị tâm thần, vừa uống thuốc điều trị COVID-19, sẽ có những tác dụng phụ nhất định. Thuốc điều trị tâm thần có thể làm giảm một số chức năng về hô hấp… Vì vậy, sau khi thăm khám, biết chỉ số xét nghiệm COVID-19, chỉ số SpO2, nhịp thở…y, bác sĩ ưu tiên điều trị COVID-19 cho bệnh nhân. Khi những chỉ số liên quan đến COVID-19 đã ổn định, thì bệnh nhân tiếp tục điều trị song song 2 bệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có chuyển biến nặng bệnh viện sẽ liên hệ Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để chuyển tuyến điều trị kịp thời".
Bệnh tâm thần thường không trực tiếp gây tử vong, trừ khi họ tự sát. Do đó, với bệnh nhân tâm thần là F0 thì phải ưu tiên điều trị COVID-19 như những bệnh nhân khác, song song với việc điều trị các rối loạn về tâm thần và giám sát, tránh để bệnh nhân kích động gây nguy hiểm cho chính bản thân và người xung quanh.
BSCKII. Võ Thành Đông, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương II cho hay: "Đến nay, tất cả nhân viên y tế của bệnh viện đã được tiêm mũi 3, bệnh nhân đã được tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19. Cho nên, những người dương tính ở thời điểm này đều có những triệu chứng nhẹ, một số bệnh nhân 14 ngày đã cho kết quả âm tính".
Tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương II, có 2 khu thu dung điều trị COVID-19 cho 4 đối tượng: Nhân viên y tế của bệnh viện, bệnh nhân của bệnh viện, bệnh nhân tâm thần ở cộng đồng mắc COVID-19 và bệnh nhân COVID-19 ở ngoài cộng đồng có rối loạn tâm thần. Bệnh viện còn thu dung một số bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 của các tỉnh lân cận.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Tế bào Mescells vừa được Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo cấp phép tổ chức đào tạo liên tục trong lĩnh vực công nghệ tế bào gốc.
bangdatally.xyz - Công ty TNHH Dược phẩm FOBIC vinh dự đạt TOP 10 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương năm 2025.
bangdatally.xyz - Nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm thực sự có thể giúp ích cho chứng trầm cảm và căng thẳng.
bangdatally.xyz - Trong tuần 18 năm 2025, TP Hồ Chí Minh ghi nhận xu hướng giảm ca sốt xuất huyết và sởi, trong khi bệnh tay chân miệng tiếp tục gia tăng, đòi hỏi người dân không chủ quan.
bangdatally.xyz - Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và xử trí kịp thời một trường hợp phản vệ độ 2 nguy hiểm sau khi người bệnh tự ý dùng thuốc không có chỉ định y khoa.
bangdatally.xyz - Ngành Y tế Hà Tĩnh đã triển khai 3 chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi, góp phần bảo vệ gần 10.000 trẻ em khỏi nguy cơ mắc bệnh.
bangdatally.xyz - Ngày 6/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ban hành công văn về việc tăng cường hậu kiểm hoạt động quảng cáo thực phẩm và thực phẩm chức năng trên toàn quốc.
bangdatally.xyz - Bị chướng bụng, ông S.D.S nghĩ chỉ đau dạ dày nên tự chữa tại nhà. Sau 2 tuần, triệu chứng không giảm, ông S đi khám phát hiện u ác lấp kín ruột, phải cắt 19cm đại tràng.
bangdatally.xyz - Ngày Hen toàn cầu là sự kiện thường niên do Sáng kiến Toàn cầu về bệnh Hen phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới phát động, được tổ chức vào thứ 3 đầu tiên của tháng 5.
bangdatally.xyz - Tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) vừa ghi nhận ca nhiễm giun rồng - ký sinh trùng hiếm từng bị loại trừ.
bangdatally.xyz - Một cụ bà 77 tuổi tại Lục Yên, Yên Bái, bị đàn chó cắn gây nhiều vết thương sâu nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Một vết cắn nhỏ khi đi rừng khiến cụ ông 70 tuổi bị nhiễm trùng huyết nguy kịch.
bangdatally.xyz - Một bé trai khoảng 6-7 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa Bồ Đề, hiện đang được chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội).
bangdatally.xyz - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân chủ động bảo vệ sức khỏe khi tham gia hoạt động đông người trong thời tiết nắng nóng để tránh say nắng, kiệt sức.
bangdatally.xyz - Bé trai 8 tuổi chỉ tiêm 1 mũi vaccine sởi, nhập viện trong tình trạng mệt lả, phát ban, viêm phế quản.