
Những năm gần đây, nhiều người có xu hướng tự ý đến các cửa hàng thuốc để truyền dịch khi cơ thể mệt mỏi, cảm sốt. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp ốm sốt cũng có thể truyền dịch được. Nếu không có sự chẩn đoán của bác sĩ mà tự ý truyền dịch có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Theo TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm châm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể dùng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.
Hiện có khoảng trên 20 loại được chia thành 3 nhóm cơ bản. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể gồm glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo, vitamin. Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu. Nhóm đặc biệt huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
TS cho hay, để biết được bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, truyền bao nhiêu, loại nào thì cần phải khám nghiệm máu và khám tim, phổi, đo mạch... Nếu một trong các chỉ số này thấp hơn chỉ số bình thường cho phép thì bác sĩ mới chỉ định truyền dịch phù hợp để bù đắp. Trong quá trình truyền dịch, bác sĩ phải theo dõi sát bệnh nhân để giám sát diễn biến truyền và mức độ tiến triển bệnh.
Việc truyền dịch cần được thực hiện theo đúng quy trình, vì nếu truyền dịch nhiều hơn thì tình trạng cần thì có thể gây phù phổi, suy tim... Ngoài ra, bổ sung không đúng các chất cần truyền cũng gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Cụ thể, nếu người bệnh mất điện giải mà truyền đường sẽ khiến bệnh nặng hơn, nếu bệnh nhân thừa natri mà truyền nước muối sẽ làm teo não, trẻ nhỏ sốt do viêm phổi hay bị bệnh tim sẽ phải hạn chế truyền dịch. Nếu lạm dụng truyền dịch sẽ khiến tim bị quá tải gây các tai biến nguy hiểm khác.
TS Nguyễn Tiến Dũng cũng cho biết, người bệnh chỉ nên truyền dịch khi đã sốt quá cao, nôn nhiều gây mất nước, hoặc các bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp... không thể ăn uống được. Người bệnh cũng nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi truyền dịch để tránh tai biến.
Nếu bệnh nhẹ, cơ thể mất nước nhưng vẫn còn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống, hạn chế truyền dịch. Ngoài ra, khi truyền dịch, người bệnh cần lưu ý những điểm sau: Người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà mà không có kết quả khám hay xét nghiệm; cần có bác sĩ thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh nhân khi truyền dịch, khi truyền nên cho dịch chảy chậm; Trong trường hợp ăn uống được nên bổ sung các thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa... sẽ an toàn hơn truyền dịch; Khi truyền dịch, nếu có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm... thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời; Chỉ nên truyền dịch tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện và khả năng xử lý tại biến khi truyền.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Một nghiên cứu năm 2025 trên 45.000 người cho thấy, những người uống cà phê (trung bình 1,7 cốc mỗi ngày) có lượng mỡ nội tạng thấp hơn đáng kể so với người không uống.
bangdatally.xyz - Sau kỳ nghỉ dài, nhiều người mệt mỏi, rối loạn sinh hoạt. Một vài điều chỉnh về giấc ngủ, ăn uống và vận động sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 3 tuổi, (ngụ tại Quận 8, TP Hồ Chí Minh) trong tình trạng sốc phản vệ độ III do ong ruồi đốt.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) đang điều trị cho bệnh nhi 11 tuổi (nam, Ninh Thuận) bị sốc sốt xuất huyết nặng sau khi điều trị viêm họng tại nhà không hiệu quả.
bangdatally.xyz - Nếu không thể thoải mái đứng trên một chân trong 10 giây, cơ thể bạn có thể đang tìm cách để nói điều gì đó. Đây được xem là một trong những cách dự đoán khả năng lão hóa.
bangdatally.xyz - Lần đầu tiên, kỹ thuật đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi được thực hiện thành công tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, mở ra hy vọng sống cho thai kỳ nguy cơ cao.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, Hà Giang) trong tình trạng gồng cứng toàn thân, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.
bangdatally.xyz - Trong 50 giờ, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã ghép gan, thận thành công từ người hiến chết não, cứu sống 3 bệnh nhân suy gan, suy thận giai đoạn cuối.
bangdatally.xyz - Người phụ nữ 28 tuổi, sốc phản vệ nguy kịch khi nâng mũi vừa được cứu sống ngoạn mục nhờ kỹ thuật hybrid ECMO tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, chỉ sau 8 ngày điều trị.
bangdatally.xyz - Nữ bệnh nhân 63 tuổi phải nhập viện cấp cứu do hạ natri máu nghiêm trọng sau thời gian dài dùng thuốc huyết áp lợi tiểu mà không tái khám định kỳ.
bangdatally.xyz - Tham gia lễ hội là dịp thư giãn, gắn kết, nhưng đừng quên đảm bảo an toàn thực phẩm và chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách để chuyến đi thêm trọn vẹn.
bangdatally.xyz - Nữ bệnh nhân 48 tuổi nhập viện vì ho, sốt kéo dài không đáp ứng thuốc. Xét nghiệm phát hiện viêm phổi do phế cầu - bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu điều trị muộn.
bangdatally.xyz - Tuần 17/2025, số ca nghi mắc sởi giảm 4,3%. Bộ Y tế triển khai đợt 3 chiến dịch tiêm chủng và yêu cầu hoàn thành mũi 1 trước 30/4, mũi 2 trước 15/5.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp tiếp nhận hai trường hợp trẻ nhập viện với chẩn đoán chấn thương bụng kín, tổn thương lách do tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông.
bangdatally.xyz - Một ca bệnh hiếm gặp, khối u mạch máu vùng mặt phức tạp suýt cướp đi mạng sống bệnh nhân đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới xử lý thành công.