Mặc dù những kiến thức về hậu COVID-19 cho tới nay còn chưa được cập nhật đầy đủ qua các y văn và thực tế chưa có được nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên có một số vấn đề sau cần được hiểu rõ hơn về hậu COVID-19 ở trẻ em. Dưới đây là thông tin về hậu COVID-19 được các chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ đến các bậc phụ huynh.
Hậu COVID-19 là gì ?
Hiện nay có rất nhiều thuật ngữ cùng tồn tại như: hậu COVID-19 (post-COVID-19), COVID-19 mạn tính (chronic COVID-19) hay là tình trạng COVID-19 kéo dài (long COVID-19). Nhưng trong bài này chúng tôi thống nhất dùng thuật ngữ hậu COVID-19.
Mới đây vào tháng 10/2021 Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khái niệm: "Tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở các cá thể có tiền sử nghi ngờ hoặc chẩn đoán xác định mắc SARS-CoV-2, thường 3 tháng kể từ khi bệnh khởi phát, với triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng mà không tìm được chẩn đoán thay thế".
Với trẻ em, hậu COVID-19 là thuật ngữ để chỉ một nhóm triệu chứng tồn tại lâu dài (như mệt mỏi, rối loạn vị giác, đau đầu, ho, khó thở…) trẻ gặp phải sau mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng và có ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của trẻ. Các triệu chứng này có thể tồn tại từ lúc mắc bệnh ban đầu hoặc mới xuất hiện sau khi đã khỏi bệnh và không do các căn nguyên khác gây ra.
Tùy theo thời gian kéo dài các triệu chứng, có các thuật ngữ khác nhau:
Tình trạng COVID-19 cấp tính (Acute COVID-19): các triệu chứng xuất hiện trong vòng 4 tuần đầu kể từ ngày mắc đầu tiên.
Tình trạng COVID-19 bán cấp/dai dẳng (Subacute/ongoing/persistent COVID-19): các triệu chứng diễn ra từ 4 đến 12 tuần kể từ ngày mắc đầu tiên.
Tình trạng COVID-19 mạn tính (Chronic COVID-19): các triệu chứng diễn ra sau 12 tuần kể từ ngày mắc đầu tiên, có thể kéo dài tới 6 tháng.
Hậu COVID-19 có hay gặp không?
Tỷ lệ trẻ em có các triệu chứng dai dẳng sau mắc COVID-19 khá dao động tùy theo nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, ở các lứa tuổi và quần thể khác nhau, cũng như cách xác định thời gian xuất hiện triệu chứng khác nhau. Hơn nữa, các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em cũng đa dạng và thay đổi, tỷ lệ mắc các triệu chứng cũng khác nhau. Do đó, hiện nay con số chính xác tỷ lệ mắc hậu COVID-19 ở trẻ em chưa rõ.
Nguyên nhân của hậu COVID-19 là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá đây là tình trạng chưa có căn nguyên xác định, kết hợp nhiều yếu tố bao gồm đặc điểm của virus, yếu tố miễn dịch, di chứng sau điều trị hồi sức tích cực.
Một số tình huống khác cũng có thể gây ra các triệu chứng mới hay tiếp diễn như: virus tồn tại lâu hơn bình thường do phản ứng miễn dịch không hiệu quả; Tình trạng tái nhiễm (ví dụ bởi 1 chủng khác của virus); Thể lực yếu do thiếu vận động khi ốm; Stress hậu sang chấn hoặc di chứng tâm thần khác, đặc biệt ở người có tiền sử lo âu, trầm cảm, mất ngủ, hay bệnh lý tâm thần khác; Giảm trao đổi oxy do hậu quả của các cục máu đông dai dẳng; Sự hình thành các kháng thể tự miễn sau nhiễm virus.
Chuyên sâu hơn, một số nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra một số giả thuyết:
Tình trạng phản ứng viêm mạn tính: Một số nghiên cứu chỉ ra virus SARS-CoV-2 xâm nhập và cư trú cả trong đường ruột của trẻ (chứ không phải chỉ ở phổi). Sau khi khỏi bệnh, virus vẫn tiếp tục cư trú trong đường ruột và kích thích tạo ra các phản ứng viêm liên tục.
Tình trạng tăng đông và tắc các vi mạch nhỏ trong đợt mắc COVID-19 cấp tính gây ra tổn thương cơ quan mạn tính kéo dài. Như các tác giả thấy quá trình tăng đông ở lớp nội mạch động mạch vành gây tình trạng đau ngực kéo dài sau mắc COVID-19.
Con tôi mới bị mắc COVID-19 cấp tính, liệu cháu có bị mắc hậu COVID-19 hay không?
Một vấn đề rất được cha mẹ quan tâm là có dự đoán được một trẻ mắc COVID-19 cấp tính sẽ bị mắc hậu COVID-19 hay không, nếu xuất hiện thì triệu chứng và mức độ thế nào? Nhưng tới nay chưa có yếu tố đặc hiệu nào giúp tiên đoán trẻ sẽ bị hậu COVID-19 sau mắc cấp tính. Một trẻ mắc COVID-19 với mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu COVID-19. Tuy nhiên, nếu một trẻ mắc COVID-19 cấp tính nguy kịch cần thở máy hoặc chăm sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, trẻ sẽ dễ bị mắc các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ… là những triệu chứng hay gặp ở người đã phải điều trị hồi sức.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ béo phì, có tiền sử các bệnh dị ứng, các bệnh lý mạn tính, trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của hậu COVID-19 cao hơn các nhóm trẻ khác.
Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em là gì?
Hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác... Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập.
Các triệu chứng hô hấp hay gặp khác là ho kéo dài, đau họng, khó thở… Ngoài ra trẻ có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực.
Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng thường xảy ra sau 2-6 tuần mắc COVID-19. Bệnh thường gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám lại sau khi trẻ bị mắc COVID-19 cấp tính?
Khi cha mẹ thấy trẻ có các triệu chứng như mô tả ở trên hoặc thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc COVID-19 trẻ không có, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để xác định bệnh cũng như có chế độ điều trị, can thiệp, và chăm sóc hợp lý.
Trường hợp trẻ phải nhập viện trong đợt mắc COVID-19 cấp tính, nên cho trẻ đi khám lại theo lịch hẹn của cơ sở y tế (nếu có). Ngoài ra, dù trẻ không có các triệu chứng nghi ngờ của hậu COVID-19, cha mẹ có thể đưa trẻ tới khám bác sĩ nhi khoa vào khoảng thời gian 4 - 12 tuần sau mắc COVID-19 để được kiểm tra, tư vấn về các vấn đề sức khỏe của trẻ.
Một trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị như thế nào?
Cần lưu ý rằng, không phải tất cả các triệu chứng xuất hiện ở trẻ sau mắc COVID-19 đều là hậu COVID-19. Trước khi kết luận triệu chứng đó do hậu COVID-19, cần loại trừ các nguyên nhân khác. Ví dụ như một em bé đến khám vì ho kéo dài, sụt cân sau mắc COVID-19, trẻ hoàn toàn có thể bị bệnh viêm phổi hoặc các bệnh lý hô hấp khác.
Khi tới khám, trẻ sẽ được các bác sĩ nhi khoa thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, xác định các triệu chứng chính hiện tại. Nếu cần thiết, có chỉ định, trẻ sẽ được hội chẩn hoặc thăm khám lại bởi các bác sĩ chuyên khoa khác nhau. Trẻ sẽ được kiểm tra các xét nghiệm, các biện pháp thăm dò như chụp phim, siêu âm, đánh giá chức năng hô hấp… và có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trẻ. Ví dụ như trẻ bị đau ngực sau mắc COVID-19 sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, trẻ ho sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, trẻ có các vấn đề về tâm lý kéo dài sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ tâm bệnh…
Làm thế nào để dự phòng hậu COVID-19 cho trẻ?
Do chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng của hậu COVID-19, nên hiện nay chưa có bất kỳ một biện pháp vật lý, thuốc hay thực phẩm nào giúp ngăn chặn việc xuất hiện hậu COVID-19. Phương pháp duy nhất giúp không xuất hiện hậu COVID-19 là dự phòng nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ bằng các biện pháp phòng bệnh thích hợp và tiêm vaccine COVID-19 khi có chỉ định. Khi trẻ mắc COVID-19, cần theo dõi, chăm sóc trẻ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế và đưa trẻ tới khám, điều trị tại các cơ sở y tế kịp thời.
Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường sau mắc COVID-19, cha mẹ có thể đưa con đến khám hậu COVID-19 tại Bệnh viện Nhi Trung ương để được thăm khám và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp tiếp nhận hai trường hợp trẻ nhập viện với chẩn đoán chấn thương bụng kín, tổn thương lách do tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông.
bangdatally.xyz - Hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen chứa chất cấm Sibutramine, có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ bị ngộ độc Paracetamol - loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến trong mọi gia đình.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân 17 tuổi (Hà Nội) bị chấn thương tim nghiêm trọng do dị vật kim loại sắc nhọn xuyên thấu.
bangdatally.xyz - Khả năng sinh sản ở nữ giới bắt đầu suy giảm do chất lượng trứng và nội tiết tố kém ổn định sau tuổi 30. Vậy làm sao để tối ưu cơ hội mang thai khi tuổi không còn trẻ?
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thực hiện thành công ca ghép thận thứ 10 liên tiếp chỉ sau một năm triển khai, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân suy thận tại miền Tây.
bangdatally.xyz - Một bệnh nhân nữ 47 tuổi (Hà Nội) vừa được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cứu đôi chân trái bị dập nát sau tai nạn giao thông nghiêm trọng.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam bị tổn thương não do thói quen ăn gỏi cá, tiết canh, thịt tái.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa tiếp nhận bé trai 9 tuổi nhập viện với vết thương phức tạp vùng cổ trái, kích thước 2x2cm, bờ nham nhở.
bangdatally.xyz - Hà Nội triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc năm 2025, siết chặt quản lý nguồn gốc, lưu thông, sử dụng thuốc, đảm bảo an toàn cho người dân.
bangdatally.xyz - Sở Y tế Hà Tĩnh đã thiết lập đường dây nóng 0965.341.616 để tiếp nhận các thông tin liên quan đến thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.
bangdatally.xyz - Nhờ được can thiệp đặt stent kịp thời, nam bệnh nhân 70 tuổi bị tắc động mạch chậu đã được cứu khỏi nguy cơ cắt cụt chi, phục hồi tuần hoàn chi dưới.
bangdatally.xyz - Bệnh nhi 12 tuổi, bị tai nạn giao thông, được đưa vào viện trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn kèm theo vết sưng nề vùng trán, xây xước da ở tay chân.
bangdatally.xyz - Thiếu sắt không chỉ gây thiếu máu, mà ảnh hưởng đến não bộ và việc học tập của trẻ về sau. Vì thế, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra cảnh báo quan trọng về hậu quả này.
bangdatally.xyz - Một bé trai 5 tuổi, quốc tịch Campuchia, vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh cứu sống sau tai nạn nghiêm trọng do súng đồ chơi.