
TS.BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng Khoa Nội nhiễm cho biết: Những ngày miền Bắc có đợt lạnh tăng cường, trẻ mắc cúm A vào viện nhiều, trong đó có những bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm não.
Đơn cử là trường hợp bệnh nhi H.T.V. (9 tuổi, trú tại Tiền Hải, Thái Bình) nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì, thi thoảng co giật. Xét nghiệm cho thấy trẻ nhiễm virus cúm A với đầy đủ biểu hiện của bệnh, gây biến chứng viêm não.
Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, những ngày đầu điều trị, bệnh nhi không ngồi dậy được, nhận thức cũng kém. Sau vài ngày được điều trị tích cực, hiện bệnh nhi đã có thể đi lại dù chưa thực sự khỏe mạnh.
Riêng trong tháng 11, có gần 500 bệnh nhi cúm nhập viện, tăng so với tháng trước đó. TS.BS Đỗ Thiện Hải cho hay: Bệnh cúm thường gặp ở Việt Nam và các nước trong khu vực do virus cúm A và B, có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng. Bệnh có thể tự khỏi sau 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch thì khi nhiễm cúm có thể làm khởi phát một đợt bệnh mới. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho…
Một trường hợp trẻ mắc cúm A tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Ảnh: BVCC).
Bệnh cúm gây viêm đường hô hấp, hay gặp nhất là ở trẻ em có sức đề kháng kém. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục, nhưng đối với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài biến chứng gây viêm phổi, viêm não, gần đây bắt đầu xuất hiện những ca biến chứng viêm cơ tim. Bệnh nhi bị viêm cơ tim sau cúm thường có biểu hiện sốt cao, đau ngực, bụng buồn nôn, nhịp tim nhanh và tử vong đột ngột. Phần lớn trẻ mắc bệnh dưới 3 tuổi, đủ tuổi tiêm vaccine ngừa cúm, nhưng hầu hết số trẻ này chưa được gia đình cho đi tiêm. Một số trẻ có biến chứng viêm não sau khi nhiễm cúm khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 10. Những trẻ này thường nhập viện trong tình trạng sốt, viêm đường hô hấp, ho, khò khè, lơ mơ, co giật, xét nghiệm cúm dương tính.
Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em đang có một số bệnh nhi đang đợi kết quả xét nghiệm xem có bị biến chứng viêm não hay không. Tuy nhiên, những ca bệnh này đều đã có biểu hiện của viêm não như trẻ phản ứng chậm chạp, sốt cao, lơ mơ, li bì…
TS.BS Đỗ Thiện Hải dự báo: Cúm là bệnh đặc trưng của mùa đông xuân, nên số trẻ em mắc bệnh còn có thể tăng trong những ngày tới. Hiện có khoảng 50 bệnh nhi đang điều trị tại khoa là bệnh nhi mắc cúm. Những trẻ có bệnh cảnh nền như rối loạn chuyển hóa, viêm phổi mạn tính kéo dài, tim bẩm sinh… khi có thêm bệnh cúm biểu hiện bệnh nặng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình tự tìm mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm cho con. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc bắt buộc dùng điều trị cúm mà chỉ làm giảm sự nhân lên của virus, nên sau khi dùng đủ liệu trình vẫn có thể còn virus trong đường hô hấp. Vì vậy, thuốc Tamiflu chỉ dùng cho ca đặc biệt nặng và dùng tại bệnh viện.
TS.BS Đỗ Thiện Hải khuyến cáo: Khi mắc cúm, chủ yếu cần chăm sóc trẻ tại nhà, điều trị triệu chứng bằng cách uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt đúng. Nếu thấy trẻ dấu hiệu nặng lên như sốt cao liên tục không hạ được nhiệt độ, mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu, đau đầu, buồn nôn, cần đưa đến bệnh viện. Để phòng bệnh, ngoài ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, trẻ tốt nhất nên được tiêm vaccine cúm và đeo khẩu trang.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Chỉ trong 24 giờ ngày 3/5, các cơ sở y tế tiếp nhận hơn 128.000 lượt khám, cấp cứu. Tai nạn giao thông tiếp tục chiếm tỷ lệ cao với 22 ca tử vong hoặc nguy kịch.
bangdatally.xyz - Hai sản phẩm chứa chất cấm sibutramine bị phát hiện quảng cáo, bán online. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị tăng cường xử lý, ngăn chặn và thu hồi.
bangdatally.xyz - Sau kỳ nghỉ dài, nhiều người mệt mỏi, rối loạn sinh hoạt. Một vài điều chỉnh về giấc ngủ, ăn uống và vận động sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 3 tuổi, (ngụ tại Quận 8, TP Hồ Chí Minh) trong tình trạng sốc phản vệ độ III do ong ruồi đốt.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) đang điều trị cho bệnh nhi 11 tuổi (nam, Ninh Thuận) bị sốc sốt xuất huyết nặng sau khi điều trị viêm họng tại nhà không hiệu quả.
bangdatally.xyz - Nếu không thể thoải mái đứng trên một chân trong 10 giây, cơ thể bạn có thể đang tìm cách để nói điều gì đó. Đây được xem là một trong những cách dự đoán khả năng lão hóa.
bangdatally.xyz - Lần đầu tiên, kỹ thuật đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi được thực hiện thành công tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, mở ra hy vọng sống cho thai kỳ nguy cơ cao.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, Hà Giang) trong tình trạng gồng cứng toàn thân, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.
bangdatally.xyz - Trong 50 giờ, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã ghép gan, thận thành công từ người hiến chết não, cứu sống 3 bệnh nhân suy gan, suy thận giai đoạn cuối.
bangdatally.xyz - Người phụ nữ 28 tuổi, sốc phản vệ nguy kịch khi nâng mũi vừa được cứu sống ngoạn mục nhờ kỹ thuật hybrid ECMO tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, chỉ sau 8 ngày điều trị.
bangdatally.xyz - Nữ bệnh nhân 63 tuổi phải nhập viện cấp cứu do hạ natri máu nghiêm trọng sau thời gian dài dùng thuốc huyết áp lợi tiểu mà không tái khám định kỳ.
bangdatally.xyz - Tham gia lễ hội là dịp thư giãn, gắn kết, nhưng đừng quên đảm bảo an toàn thực phẩm và chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách để chuyến đi thêm trọn vẹn.
bangdatally.xyz - Nữ bệnh nhân 48 tuổi nhập viện vì ho, sốt kéo dài không đáp ứng thuốc. Xét nghiệm phát hiện viêm phổi do phế cầu - bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu điều trị muộn.
bangdatally.xyz - Tuần 17/2025, số ca nghi mắc sởi giảm 4,3%. Bộ Y tế triển khai đợt 3 chiến dịch tiêm chủng và yêu cầu hoàn thành mũi 1 trước 30/4, mũi 2 trước 15/5.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp tiếp nhận hai trường hợp trẻ nhập viện với chẩn đoán chấn thương bụng kín, tổn thương lách do tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông.