
PGS.TS Trần Đắc Phu. Ảnh: VGP/Đình Nam
Trao đổi với phóng viên VTV Sức khoẻ sáng nay (13/4) về nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 tại Việt Nam, sau khi số ca mắc đang tăng nhanh trong những ngày gần đây, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định:
"Theo tôi, có thể số mắc COVID-19 mới sẽ tăng nhưng không bị bùng phát hay gây quá tải cho hệ thống y tế như đợt dịch trước ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Bởi vì đa số các ca mắc nhẹ, trong khi hiểu biết và năng lực phòng chống COVID-19 của chính quyền và người dân đã được nâng lên… Tuy nhiên, vẫn cần phải chú ý bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm người già, người mắc bệnh nền, người chưa tiêm vaccine…".
TS.BS Nguyễn Thu Anh. Ảnh: Woolcock Việt Nam
Một chuyên gia nữa mà VTV Sức khoẻ tham khảo ý kiến, TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, Trường Đại học Sydney cũng vừa đưa ra những nhận định như sau:
"Chúng ta đều thấy là đang có đợt bùng phát COVID mới. Theo số liệu tôi có đến thời điểm hiện tại (13/4) thì biến thể chủ đạo của đợt này vẫn là Omicron, dù có biến thể phụ mới nhưng độc lực thấp.
Tuy nhiên, do đặc thù Việt Nam tiêm chủng khác các nước khác, chúng ta đã tập trung bao phủ vaccine nhanh trong gần như cùng thời điểm, nên khi hết miễn dịch cộng đồng cũng sẽ cùng một lúc. Theo đó, số ca mắc, số ca nhập viện sẽ đồng thời xuất hiện nhiều hơn, cao hơn".
Về giải pháp ứng phó với những diễn biến hiện nay, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo: Người dân cần dự phòng tại nơi nguy cơ cao, bằng cách duy trì việc đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn… Đối với ngành Y tế, cũng cần đánh giá nguy cơ dịch, từ đó đáp ứng phù hợp, không để bị bất ngờ, thiếu chủ động.
Còn theo TS.BS Nguyễn Thu Anh, theo hướng dẫn mới của WHO về việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi nữa sau 6-12 tháng kể từ lần tiêm trước cho nhóm nguy cơ cao, bao gồm: Người cao tuổi, người lớn với bệnh nền nặng như tiểu đường, bệnh tim, những người có bệnh lý miễn dịch, kể cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, phụ nữ có thai và cán bộ y tế tuyến đầu.
Đối với người dân, TS.BS Nguyễn Thu Anh lưu ý thêm: Nên giữ môi trường sống thông thoáng khí. Trường hợp có triệu chứng của bệnh hô hấp thì cần đeo khẩu trang và tốt nhất thì nên thu xếp ở nhà.
Ông Khổng Minh Tuấn. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội
Liên quan đến việc phòng chống dịch, ngày hôm qua (12/4), trong đợt kiểm tra công tác ứng phó với dịch bệnh tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, nơi đang xuất hiện nhiều ca mắc mới, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cũng khuyến cáo: Những người dân nếu chưa tiêm đủ các mũi vaccine cơ bản phải tiêm đủ mũi 1, mũi 2. Những ai chưa được bổ sung mũi 3, 4 thì đến các trạm y tế xã, phường để triển khai tiêm. Hiện nay, công tác tiêm vaccine COVID-19 rất thuận lợi, không cần phải đăng ký tiêm, chỉ cần ra trạm y tế là được tiêm. Bên cạnh đó, nếu có triệu chứng mắc bệnh cần tự theo dõi, cách ly tại nhà, chỉ những trường hợp nằm trong nhóm nguy cơ cao và có triệu chứng biểu hiện nặng thì cần đến cơ sở y tế điều trị. Đồng thời, tăng cường các biện pháp phòng chống, đeo khẩu trang, khử khuẩn khi đi vào những khu vực điều trị...
Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam theo thống kê của Bộ Y tế.
Theo Bộ Y tế, thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Trong 7 ngày vừa qua (từ 5/4 đến 11/4/2023), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó; trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới).
Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra.
Hiện Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus, các biến thể mới trong tương lai.
Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm.... cũng có nguy cơ gia tăng số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chồng dịch.
Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm thực sự có thể giúp ích cho chứng trầm cảm và căng thẳng.
bangdatally.xyz - Ngày Hen toàn cầu là sự kiện thường niên do Sáng kiến Toàn cầu về bệnh Hen phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới phát động, được tổ chức vào thứ 3 đầu tiên của tháng 5.
bangdatally.xyz - Tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) vừa ghi nhận ca nhiễm giun rồng - ký sinh trùng hiếm từng bị loại trừ.
bangdatally.xyz - Một cụ bà 77 tuổi tại Lục Yên, Yên Bái, bị đàn chó cắn gây nhiều vết thương sâu nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Một vết cắn nhỏ khi đi rừng khiến cụ ông 70 tuổi bị nhiễm trùng huyết nguy kịch.
bangdatally.xyz - Một bé trai khoảng 6-7 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa Bồ Đề, hiện đang được chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội).
bangdatally.xyz - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân chủ động bảo vệ sức khỏe khi tham gia hoạt động đông người trong thời tiết nắng nóng để tránh say nắng, kiệt sức.
bangdatally.xyz - Bé trai 8 tuổi chỉ tiêm 1 mũi vaccine sởi, nhập viện trong tình trạng mệt lả, phát ban, viêm phế quản.
bangdatally.xyz - Bệnh não do rượu là biến chứng nguy hiểm nhưng dễ bỏ qua, có thể hồi phục nếu điều trị sớm.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật thành công khối u não nền sọ hiếm gặp do hội chứng di truyền Von Hippel-Lindau cho bệnh nhân 14 tuổi.
bangdatally.xyz - Bị bỏng điện khi đang làm việc, nam thợ điện 37 tuổi may mắn giữ được bàn tay nhờ được đưa đến viện kịp thời và điều trị sát sao tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
bangdatally.xyz - Từ ngày 25/4 đến 1/5, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 191 ca sởi, 313 ca tay chân miệng và 12 ca sốt xuất huyết. Ca mắc tay chân miệng tăng mạnh ở nhóm trẻ ≤ 3 tuổi.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Chợ Rẫy ghép tạng xuyên đêm dịp lễ 30/4-1/5, mang lại sự sống cho 6 người bệnh nhờ nguồn hiến quý giá từ một bệnh nhân chết não.
bangdatally.xyz - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu điều trị tốt nhất cho cháu bé bị công nông cán qua người và chỉ đạo làm rõ phản ánh về tiếp nhận cấp cứu tại BVĐK Nam Định.
bangdatally.xyz - Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 với thông điệp "Găng tay không thay được vệ sinh tay" kêu gọi nhân viên y tế tuân thủ 5 thời điểm vệ sinh tay để bảo vệ người bệnh.