
Khi một vết thương dường như bình thường và không được điều trị, nó có thể trở thành nhiễm trùng nặng. Có khoảng 50 - 60% loét chân lành trong 20 tuần, trong khi đó trên 75% lành trong vòng một năm. Khoảng 65 - 85% vết loét không cần can thiệp phẫu thuật. Tỷ lệ cắt cụt chi dưới từ 10 - 20%. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường nên đi khám kiểm tra bàn chân thường xuyên.
Vì sao người bệnh đái tháo đường dễ bị các vấn đề về bàn chân?
Người bệnh đái tháo đường có mức đường trong máu tăng cao trong một thời gian dài dẫn đến tổn thương mạch máu và thần kinh. Vì vậy, bệnh đái tháo đường có thể gây ra hai biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân:
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên: đái tháo đường không được kiểm soát tốt làm tổn thương dây thần kinh. Nếu bị tổn thương thần kinh ở chân và bàn chân, có thể không cảm thấy nóng, lạnh hoặc đau. Sự giảm cảm giác này được gọi là "bệnh lý thần kinh cảm giác". Nếu không cảm thấy một vết cắt hoặc đau trên bàn chân vì bệnh thần kinh, vết cắt có thể nặng hơn và nhiễm trùng.
Các cơ của bàn chân không hoạt động đúng chức năng, bởi vì các dây thần kinh làm cho các cơ hoạt động bị tổn thương. Người ta ước tính rằng có tới 10% người mắc bệnh đái tháo đường sẽ bị loét chân. Loét chân xảy ra do tổn thương dây thần kinh và bệnh mạch máu ngoại biên.
- Bệnh mạch máu ngoại biên: bệnh đái tháo đường cũng ảnh hưởng đến dòng chảy của máu. Nếu không có lưu lượng máu tốt, sẽ kéo dài thời gian bị đau và lành vết thương. Lưu lượng máu kém ở tay và chân được gọi là "bệnh mạch máu ngoại biên".
Bệnh mạch máu ngoại biên là rối loạn tuần hoàn ảnh hưởng đến các mạch máu cách xa tim. Nếu bị nhiễm trùng sẽ không lành do lưu lượng máu kém, có nguy cơ bị loét hoặc hoại tử.
Một số vấn đề về bàn chân thường gặp với bệnh đái tháo đường
Bất kỳ ai cũng có thể gặp vấn đề về bàn chân. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, những vấn đề về bàn chân dễ dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như cắt cụt.
Do đó. nên kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào và điều trị ngay lập tức tránh bị nhiễm trùng hay mất da làm tăng nguy cơ loét chân.
Những vấn đề về bàn chân có thể được ngăn ngừa?
Chăm sóc bàn chân thích hợp có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề thường gặp này hoặc điều trị chúng trước khi chúng gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số hướng dẫn để chăm sóc bàn chân:
- Chăm sóc bản thân và kiểm soát tốt đường huyết. Làm theo lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về dinh dưỡng, tập thể dục và điều trị thuốc. Giữ mức đường trong máu của bạn trong phạm vi được khuyến cáo bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
- Rửa chân mỗi ngày, sử dụng xà bông nhẹ. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng khuỷu tay của bạn, vì tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến cảm giác trong tay bạn. Đừng ngâm chân. Lau khô bàn chân, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân.
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày xem có vết loét, bóng nước, sưng đỏ da, vết chai, hoặc bất kỳ vấn đề nào khác được liệt kê ở trên. Nếu có biến chứng mạch máu ngoại biên, lưu lượng máu kém, việc kiểm tra chân hàng ngày đặc biệt quan trọng.
- Nếu da chân bị khô, hãy giữ ẩm cho da bằng cách thoa kem dưỡng da sau khi rửa và lau khô bàn chân. Không thoa kem dưỡng da giữa các ngón chân. Bác sĩ có thể tư vấn bạn loại kem dưỡng da nào nên sử dụng.
- Gọt vết chai bằng bọt biển. Làm sau khi tắm hoặc khi da bạn mềm.
- Kiểm tra móng chân mỗi tuần một lần. Cắt móng chân bằng dụng cụ cắt móng tay thẳng. Không làm tròn các góc móng chân hoặc cắt các cạnh của móng tay.
- Luôn mang giày hoặc giày hở mũi. Không đi chân đất, ngay cả quanh nhà.
- Luôn mang tất chân hoặc tất chân loại dài phù hợp với bàn chân, chọn loại tốt và có độ đàn hồi mềm mại.
- Mang giày phù hợp. Mua giày làm bằng vải hoặc da. Nên mua giày vào buổi chiều.
- Luôn kiểm tra bên trong giày để đảm bảo không có vật thể nào bị bỏ sót bên trong.
- Bảo vệ bàn chân của bạn khỏi bị nóng và lạnh. Mang giày ở bãi biển hoặc trên vỉa hè nóng. Mang tất vào ban đêm nếu chân bạn bị lạnh.
- Giữ lượng máu lưu thông đến chân. Đặt chân lên cao khi ngồi, vận động ngón chân và mắt cá chân nhiều lần trong ngày, không ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài.
- Không hút thuốc. Hút thuốc lá có thể làm cho vấn đề lưu thông máu tồi tệ hơn.
- Hãy nói cho bác sĩ của bạn về bất kỳ sự thay đổi cảm giác nào như tê bì, châm chích ở chân.
- Nếu vấn đề bàn chân trở nên tồi tệ hơn hoặc không chữa lành, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
- Hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn kiểm tra bàn chân của bạn trong mỗi lần thăm khám. Kiểm tra chân hàng năm nên được thực hiện bao gồm kiểm tra da, kiểm tra nhiệt độ bàn chân và đánh giá cảm giác đến bàn chân.
- Khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình sau mỗi hai đến ba tháng để kiểm tra, ngay cả khi bạn không có bất kỳ vấn đề về chân nào.
Khi nào tôi nên liên hệ với bác sĩ nếu tôi bị đái tháo đường?
Nếu bạn bị bệnh đái tháo đường, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào sau đây:
- Thay đổi màu sắc da.
- Thay đổi nhiệt độ da.
- Sưng ở chân hoặc mắt cá chân.
- Đau ở chân.
- Vết loét trên bàn chân chậm lành hoặc đang chảy dịch.
- Móng chân mọc ngược hoặc móng chân bị nhiễm nấm.
- Nốt chai hoặc vết chai.
- Các vết nứt khô trên da, đặc biệt là quanh gót chân.
- Mùi chân bất thường và kéo dài.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Nếu không thể thoải mái đứng trên một chân trong 10 giây, cơ thể bạn có thể đang tìm cách để nói điều gì đó. Đây được xem là một trong những cách dự đoán khả năng lão hóa.
bangdatally.xyz - Tham gia lễ hội là dịp thư giãn, gắn kết, nhưng đừng quên đảm bảo an toàn thực phẩm và chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách để chuyến đi thêm trọn vẹn.
bangdatally.xyz - Nữ bệnh nhân 48 tuổi nhập viện vì ho, sốt kéo dài không đáp ứng thuốc. Xét nghiệm phát hiện viêm phổi do phế cầu - bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu điều trị muộn.
bangdatally.xyz - Tuần 17/2025, số ca nghi mắc sởi giảm 4,3%. Bộ Y tế triển khai đợt 3 chiến dịch tiêm chủng và yêu cầu hoàn thành mũi 1 trước 30/4, mũi 2 trước 15/5.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp tiếp nhận hai trường hợp trẻ nhập viện với chẩn đoán chấn thương bụng kín, tổn thương lách do tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông.
bangdatally.xyz - Một ca bệnh hiếm gặp, khối u mạch máu vùng mặt phức tạp suýt cướp đi mạng sống bệnh nhân đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới xử lý thành công.
bangdatally.xyz - TP Hà Nội đã triển khai đồng loạt các hoạt động truyền thông, tập huấn và giám sát nhằm hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 và phòng chống nhiễm khuẩn.
bangdatally.xyz - Nam bệnh nhân 34 tuổi bị tăng huyết áp kéo dài do u tuyến thượng thận đã được Bệnh viện Nội tiết Trung ương phát hiện, điều trị kịp thời và không cần dùng thuốc sau mổ.
bangdatally.xyz - Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi toàn quốc lô Viên nén Tegrucil-1 do vi phạm chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu các đơn vị phân phối, sử dụng thuốc phối hợp thực hiện.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) đã điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai năm 2025. Bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện.
bangdatally.xyz - Hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen chứa chất cấm Sibutramine, có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ bị ngộ độc Paracetamol - loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến trong mọi gia đình.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân 17 tuổi (Hà Nội) bị chấn thương tim nghiêm trọng do dị vật kim loại sắc nhọn xuyên thấu.
bangdatally.xyz - Khả năng sinh sản ở nữ giới bắt đầu suy giảm do chất lượng trứng và nội tiết tố kém ổn định sau tuổi 30. Vậy làm sao để tối ưu cơ hội mang thai khi tuổi không còn trẻ?
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thực hiện thành công ca ghép thận thứ 10 liên tiếp chỉ sau một năm triển khai, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân suy thận tại miền Tây.