
BSCKII. Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19 cho biết: Trong quá trình điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bé gái phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, hệ thống miễn dịch bị suy giảm trầm trọng, khiến bé mắc vi trùng lao (vi trùng cơ hội) tại nhiều cơ quan như phổi, bụng, cơ xương khớp.
Bé gái bị suy hô hấp nặng và vào sốc nhiễm khuẩn, được hỗ trợ thở máy xâm lấn, chống sốc, kháng sinh, kháng lao, vận mạch, chọc màng phổi…
Sau một tháng điều trị, bé đã được cai máy thở, tỉnh táo và phục hồi gần như hoàn toàn và được xuất viện. Đây là trường hợp mắc bệnh lao rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây ra, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vi khuẩn thường tấn công vào phổi, cũng có thể gây tổn thương ở những cơ quan khác như não, tủy, thận và cơ xương khớp.
Dù vậy, không phải ai mang vi khuẩn lao cũng mắc bệnh lao. Những người mang vi khuẩn lao nhưng không gây thành bệnh, gọi là nhiễm lao tiềm ẩn. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lao. Bệnh lao có thể phòng ngừa, bệnh nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể khỏi hẳn.
Tỷ lệ trẻ em bị bệnh lao mỗi năm chiếm khoảng 15% trong tổng số các ca mới. Trẻ bị bệnh lao có thể có biểu hiện của mọi thể lao tương tự như ở người lớn. Tuy nhiên, phổ biến nhất là lao sơ nhiễm, sau đó là lao phổi, màng phổi, lao màng não và một số thể lao ngoài phổi như lao xương, lao màng bụng, lao hạch, lao ruột...
Mỗi thể lao có những biểu hiện lâm sàng khác nhau, xảy ra ở những độ tuổi khác nhau. Mức độ phụ thuộc vào cơ địa của trẻ bị bệnh lao, đáp ứng điều trị và lượng vi khuẩn gây bệnh.
Lao sơ nhiễm là dạng lao thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, chưa được tiêm ngừa lao. Triệu chứng bệnh thường mơ hồ, không rõ ràng. Trẻ có thể biểu hiện một hay nhiều triệu chứng của lao sơ nhiễm như: chậm lớn hay sụt cân; hoặc trẻ có thể chỉ có biểu hiện duy nhất là khò khè kéo dài, ho kéo dài tái đi tái lại, khiến trẻ bị chẩn đoán nhầm với bệnh phổi khác. Vì thế, việc đưa trẻ đi khám tầm soát lao khi trẻ có tiếp xúc với người bệnh lao là rất quan trọng. Ngoài ra, các xét nghiệm xác định bệnh bị hạn chế do ít khi tìm thấy vi trùng lao ở trẻ, do hầu hết trẻ nhỏ không khạc được đờm. Xét nghiệm chuyên sâu thì tốn kém và có nhiều nguy cơ.
Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lao sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn, gây ra các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, chậm phát triển, suy kiệt, hoặc có thể gây nhiễm lao ở một số cơ quan khác của cơ thể. Nguy hiểm hơn cả là lao màng não sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ, thậm chí gây tử vong.
Nguyên tắc điều trị bệnh lao ở trẻ em tương tự như việc điều trị bệnh lao ở người lớn. Phác đồ điều trị phối hợp giữa các thuốc kháng lao trong thời gian dài chiếm vai trò chính. Hiệu quả của việc điều trị bệnh lao ở trẻ em phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh. Bệnh lao ở trẻ em được phát hiện sớm, khi chưa có biến chứng hoặc chưa lây lan đến các cơ quan khác sẽ có tiên lượng tốt hơn.
Theo các bác sĩ, đối tượng trẻ em sau đây có nguy cơ dễ mắc bệnh lao:
- Những trẻ sống trong gia đình có người thân đang mắc bệnh lao, tiếp xúc nguồn lây hoặc nơi cư trú có yếu tố dịch tễ lao cao.
- Trẻ không được tiếp cận dịch vụ y tế tốt.
- Trẻ có hệ miễn dịch yếu, như bị nhiễm HIV hoặc có các bệnh lý mạn tính khác.
- Trẻ chưa được tiêm ngừa bệnh lao.
- Trẻ đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ làm suy yếu hệ thống miễn dịch như hóa trị liệu hoặc corticosteroid.
Triệu chứng lâm sàng ở trẻ bị bệnh lao thường rất đa dạng. Trẻ bị bệnh lao có thể có những biểu hiện rầm rộ trong những thể lao cấp tính như lao màng não. Ngược lại, trẻ mắc lao sơ nhiễm lại có những biểu hiện lâm sàng rất mơ hồ. Lao phổi và lao màng phổi có các biểu hiện liên quan đến đường hô hấp như: ho, khạc đờm máu, tức ngực, khó thở, sốt kéo dài, ho khò khè kéo dài tái phát nhiều lần và kém đáp ứng với các điều trị thông thường.
Các thể lao ngoài đường hô hấp có những biểu hiện khác nhau tùy từng cơ quan bị ảnh hưởng. Tóm lại, triệu chứng lâm sàng của bệnh lao đa dạng nhưng không đặc hiệu, và rất dễ nhầm với các bệnh lý khác. Việc tiêm phòng không đầy đủ và tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc bị bệnh lao là những yếu tố gợi ý.
Bệnh lao không phải bệnh di truyền. Nhưng bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Trẻ em khi điều trị bệnh lao cần dùng đúng thuốc, đủ liều và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị bệnh lao thường kéo dài vài tháng theo phác đồ chung của Bộ Y tế. Tùy đáp ứng điều trị mà bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc và thời gian phù hợp, hẹn tái khám định kỳ. Nếu trẻ không tuân thủ điều trị thì bệnh có thể tái phát và vi trùng sẽ kháng thuốc, gây có khăn cho việc điều trị tiếp theo và trẻ có nguy cơ tử vong.
Khi chăm sóc trẻ bệnh lao, người nhà cần cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất, cách ly trẻ bệnh, tránh tiếp xúc với chất tiết đường hô hấp của trẻ. Vệ sinh nhà cửa, cần thoáng khí, nhiều ánh sáng. Sau vài tuần điều trị lao đúng phác đồ thì sẽ làm giảm khả năng làm lây bệnh của trẻ.
Bệnh lao có thể phòng ngừa bằng thuốc chủng ngừa, tiêm nhắc định kỳ, dinh dưỡng đầy đủ nâng cao thể trạng, thể dục thể thao, bổ sung vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh lao, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao: người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người có bệnh nền nặng.
Giáo dục sức khỏe cho người dân, hướng dẫn các biện pháp tránh lây lan: đeo khẩu trang, vệ sinh hô hấp… kết hợp tầm soát bệnh lao cho tất cả trẻ em tiếp xúc người nghi hoặc mắc bệnh lao, khi biểu hiện sốt, ho, khò khè kéo dài không đáp ứng điều trị thông thường, nổi hạch… đặc biệt ở những cơ địa suy dinh dưỡng hoặc hệ miễn dịch suy giảm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Nữ bệnh nhân 63 tuổi phải nhập viện cấp cứu do hạ natri máu nghiêm trọng sau thời gian dài dùng thuốc huyết áp lợi tiểu mà không tái khám định kỳ.
bangdatally.xyz - TP Hà Nội đã triển khai đồng loạt các hoạt động truyền thông, tập huấn và giám sát nhằm hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 và phòng chống nhiễm khuẩn.
bangdatally.xyz - Nam bệnh nhân 34 tuổi bị tăng huyết áp kéo dài do u tuyến thượng thận đã được Bệnh viện Nội tiết Trung ương phát hiện, điều trị kịp thời và không cần dùng thuốc sau mổ.
bangdatally.xyz - Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi toàn quốc lô Viên nén Tegrucil-1 do vi phạm chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu các đơn vị phân phối, sử dụng thuốc phối hợp thực hiện.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) đã điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai năm 2025. Bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện.
bangdatally.xyz - Hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen chứa chất cấm Sibutramine, có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ bị ngộ độc Paracetamol - loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến trong mọi gia đình.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân 17 tuổi (Hà Nội) bị chấn thương tim nghiêm trọng do dị vật kim loại sắc nhọn xuyên thấu.
bangdatally.xyz - Khả năng sinh sản ở nữ giới bắt đầu suy giảm do chất lượng trứng và nội tiết tố kém ổn định sau tuổi 30. Vậy làm sao để tối ưu cơ hội mang thai khi tuổi không còn trẻ?
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thực hiện thành công ca ghép thận thứ 10 liên tiếp chỉ sau một năm triển khai, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân suy thận tại miền Tây.
bangdatally.xyz - Một bệnh nhân nữ 47 tuổi (Hà Nội) vừa được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cứu đôi chân trái bị dập nát sau tai nạn giao thông nghiêm trọng.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam bị tổn thương não do thói quen ăn gỏi cá, tiết canh, thịt tái.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa tiếp nhận bé trai 9 tuổi nhập viện với vết thương phức tạp vùng cổ trái, kích thước 2x2cm, bờ nham nhở.
bangdatally.xyz - Hà Nội triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc năm 2025, siết chặt quản lý nguồn gốc, lưu thông, sử dụng thuốc, đảm bảo an toàn cho người dân.
bangdatally.xyz - Sở Y tế Hà Tĩnh đã thiết lập đường dây nóng 0965.341.616 để tiếp nhận các thông tin liên quan đến thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.